Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyen Tran Thao Nhi

Nghị luận xã hội : cháy lên để tỏa sáng

xin dan y nhe

Thảo Phương
12 tháng 8 2019 lúc 17:39

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận

II. Thân bài:

1. Giải thích

- Ngọn lửa, ánh sáng là cách nói bóng bẩy, hình ảnh để diễn tả ý thức tự vận động, ý thức phấn đấu vươn lên, tính kiên trì, lòng đam mê, khát vọng cháy bỏng của bản thân trong công việc, trong cuộc đời mới đạt được những thành công rực rỡ.

2. Bình luận

– Câu nói xác đáng cũng có thể xem như một chân lí cuộc sống.

– Song chỉ chăm chỉ, cần cù thôi chưa đủ, ta phải biến mình thành ngọn lửa – ngọn lửa của sức mạnh, niềm tin, tình yêu, sự đam mê cháy bỏng, nhiệt huyết của tuổi trẻ mới có thể làm bừng sáng lên ánh sáng của thành công.

– Người khác có công chỉ bảo, dẫn dắt ta trên con đường đến với thành công, song điều quan trọng, căn bản phải ở chính ta. Ta tự đốt cháy ta, nhóm lên lửa trong ta mới tỏa sáng được chính ta.

– Ai đó cho rằng thành công là do sự may mắn hay phần lớn do người khác giúp đỡ, đem lại là chưa hoàn toàn đúng. Cái chính phải dựa vào sức của mình. Những người lười biếng, ăn bám, ỷ lại thì trên con đường thành công chẳng có bước chân của họ.

3. Chứng minh

– Lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh (những người nông dân từ trong vất vả, khó khăn đã sáng tạo, tìm tòi, sáng chế ra các loại máy móc tăng năng suất, giảm khó nhọc cho người; một nhà khoa học, một bác sĩ giỏi, một nhà văn nổi tiếng, một ca sĩ, một học sinh giỏi…đều phải lao động miệt mài, đam mê, tâm huyết, ý chí phấn đấu mới có được).

III. Kết bài: Bài học nhận thức và hành động

- Ánh sáng của thành công không phải do người khác tỏa sáng, soi chiếu mà nó được chiếu sáng từ chính ngọn lửa nhiệt huyết, say mê, ý thức trách nhiệm ở trong ta.

- Lười biếng chẳng những không có thành công nào mà còn là nguyên nhân của đói nghèo, buồn chán và mọi thói xấu khác.

minh nguyet
12 tháng 8 2019 lúc 22:36

Tham khảo:

Nhà văn nổi tiếng Ấn Độ Tago từng có một câu nói bất hủ “thà là một bông sen tỏa hết hương vị rồi chợt tắt, còn hơn chìm trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông”. Câu nói ấy tôi mới đọc qua có chút hình tượng bóng bẩy nhưng nếu nghiền ngẫm suy nghĩ lại đem đến cho ta một bài học nhân sinh vô cùng sâu sắc, nó mở ra cho ta một lối sống tích cực và có ý nghĩa , rằng cuộc đời này là hữu hạn trong quỹ thời gian vô hạn. Vì vậy mỗi chúng ta hãy cháy hết mình để tỏa sáng.

“Cháy hết mình để tỏa sáng” câu nói đơn giản chỉ gồm 6 từ bị lược bớt chủ ngữ, nhưng ý nghĩa lại vô cùng xúc tích và có ý nghĩa sâu xa. Như một thông điệp vậy! hiểu theo nghĩa thông thường thì đó là một hiện tượng khi xảy ra sẽ sinh ra “lửa” dùng để sinh hoạt hay sản xuất. Nhưng suy rộng ra trong câu nói này thì “cháy” ở đây là chỉ sự “sống hết mình”, sống có ý nghĩa, sống một cách “rực lửa”, “cháy mình” để cuộc đời này tươi đẹp hơn. Cũng có nghĩa là một khi đã làm việc gì đó thì ta sẽ làm đến cùng, sẽ cố gắng quyết tâm đến cùng để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. “cháy hết mình để rồi tỏa sáng” một khi đã tận tâm hết sức cho một hành động nào đó thì đến cuối cùng kết quả bạn thu về sẽ là sự thành công rực rỡ, bạn sẽ tỏa sáng tài năng thực sự trong giây phút đăng quang. Không chỉ bản thân được tỏa sáng mà còn đem lại niềm vui sướng hạnh phúc cho những người thân bên cạnh bạn. Như vậy chỉ bằng một thông điệp hết sức ngắn gọn mà hàm xúc vô cùng đã đem lại cho mỗi chúng ta đặc biệt là thế hệ thanh niên một bài học thật ý nghĩa, đã sống ở trên đời thì phải sống sao cho ý nghĩa và khi đã hành động thì việc mình làm dù lớn hay nhỏ, vĩ đại hay tầm thường cũng phải cố gắng hết sức, phải cháy hết mình để tự tin tỏa sáng.

Trong cuộc sống dù ở bất cứ lĩnh vực nào, hay làm bất cứ một việc gì thì chúng ta hãy tự tin cháy lên để tỏa sáng. Vì khi ta đã thật sự nỗ lực quyết tâm và cố gắng làm việc gì đó thì ta sẽ đặt cả tâm huyết, tấm lòng để gửi gắm vào cái đích cuối cùng. Ta nỗ lực phấn đấu cháy hết mình vì một công việc, một cuộc thi thì ta sẽ gặt hái về một kết quả mỹ mãn vô cùng. Nhưng ngược lại nếu làm một việc gì đó? dù việc ấy quá mức đơn giản, nhưng người thực hiện mà không có cái tâm, không làm một cách tử tế đặt tâm huyết của mình vào đó thì dù như thế nào đi chăng nữa chẳng thể hoàn thành. Nếu ta dốc lòng vì công việc, đặt mọi hy vọng vào kết quả cuối cùng và can đảm dám mạo hiểm, dám bùng nổ bản thân để có thể hoàn thành nó thì ta sẽ thu về một thắng lợi vẻ vang. Không chỉ có thế mà bản thân ta còn được tỏa sáng, được mọi người biết đến và hâm mộ, mọi người thân trong gia đình cũng được thơm lây, hạnh phúc, được vui vẻ. Ta cháy hết mình trong mọi hoàn cảnh không chỉ giúp da tỏa sáng, mà còn rèn luyện cho ta đức tính tự tin nhẫn nại, can đảm cần có trong cuộc sống.

Muốn “cháy hết mình để tỏa sáng” mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình sự tự tin vào chính khả năng của mình, có tự tin vào bản thân dám làm những việc không ai dám làm thì mới tạo nên thành công đột phá. Người mà luôn tự tin hạ thấp bản thân mình thì sẽ không bao giờ làm nên việc lớn, có như vậy ta mới thấy sự tự tin là cái cần thiết trong cuộc sống sôi động. Ngày nay đến nhường nào cũng nhờ có sự tự tin, nỗ lực không ngừng mà nữ kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên đã cháy hết mình trong giải bơi lội quốc tế để mang lại niềm vinh quang cho đất nước, và cũng nhờ sự tự tin quyết tâm mãnh liệt ấy nên xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã tỏa sáng trước mắt bao đối thủ quốc tế để chiến thắng, đem về cho nước nhà tấm huy chương vàng cao quý. Trong cuộc sống còn rất nhiều tấm gương sáng giá như thế đáng để chúng ta học tập. Mỗi bạn trẻ đừng như “cái ao đời phẳng lặng” trong truyện ngắn “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam, hay như những hình nhân biết cử động trong thiên truyện ý tưởng “Tỏa Nhị Kiều” của Xuân Diệu.

Bên cạnh một thông điệp hết sức có ý nghĩa còn là một lời phê phán nặng nề những con người có lối sống vô cảm, bình lặng, an phận quá mức, một cuộc sống trôi qua nhàm chán ngày ngày qua ngày khác mà không có lấy một gam màu sắc tươi mới. Đặc biệt hơn là lên giọng phê phán những con người nhút nhát, tự ti, không dám bộc lộ tài năng của mình mà suốt ngày chỉ biết làm một con rùa rụt cổ, lầm lũi trong bóng tối, những con người không giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài mới lạ ấy là hạng người “ếch ngồi đáy giếng”.

Câu nói “cháy lên để tỏa sáng” là một bài học nhân sinh, sâu sắc, dạy ta hãy biết bộc lộ ưu điểm, sự phấn đấu không ngừng của bản thân trong mọi hoàn cảnh để không ngừng tỏa sáng. Đặc biệt là thế hệ trẻ, thế hệ thanh niên ngày nay phải biết cháy một cách thiết thực để tỏa sáng. Nếu ta không thực sự bộc lộ bản thân mình trước đám đông, thì còn ai biết đến sự có mặt của ta, ta có thể không nổi tiếng, có thể vô danh nhưng không được vô nghĩa. Hãy để cho mọi người biết đến sự tồn tại của bản thân mình, nhưng cháy hết mình cũng phải thực sự thiết thực chứ không phải là sự thể hiện giống như một số bạn trẻ ngày nay, không phải nổi trội lên để thu hút ánh nhìn, sự chú ý của mọi người xung quanh. Hành động đó chỉ gây sự hiếu kỳ nhất thời chứ không để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng mọi người.

Là học sinh đặc biệt là thanh niên phải biết rèn luyện, sự tin tưởng trước đám đông, biết cố gắng tự dựa vào thực lực bản thân trong mọi hoàn cảnh. Tỏa sáng không phải là một cái gì đó lớn lao mào đó, mà chỉ đơn giản là khi bạn quyết tâm giải được một bài tập khó mà không ai trong lớp làm được, hay đơn giản hơn nữa. Từ những đốm cháy nho nhỏ trong cuộc sống bạn có thể tạo thành ngọn lửa rực cháy để tỏa sáng sau này.

B.Thị Anh Thơ
13 tháng 8 2019 lúc 13:50

Nhà văn nổi tiếng Ấn Độ Tago từng có một câu nói bất hủ “thà là một bông sen tỏa hết hương vị rồi chợt tắt, còn hơn chìm trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông”. Câu nói ấy tôi mới đọc qua có chút hình tượng bóng bẩy nhưng nếu nghiền ngẫm suy nghĩ lại đem đến cho ta một bài học nhân sinh vô cùng sâu sắc, nó mở ra cho ta một lối sống tích cực và có ý nghĩa , rằng cuộc đời này là hữu hạn trong quỹ thời gian vô hạn. Vì vậy mỗi chúng ta hãy cháy hết mình để tỏa sáng.

“Cháy hết mình để tỏa sáng” câu nói đơn giản chỉ gồm 6 từ bị lược bớt chủ ngữ, nhưng ý nghĩa lại vô cùng xúc tích và có ý nghĩa sâu xa. Như một thông điệp vậy! hiểu theo nghĩa thông thường thì đó là một hiện tượng khi xảy ra sẽ sinh ra “lửa” dùng để sinh hoạt hay sản xuất. Nhưng suy rộng ra trong câu nói này thì “cháy” ở đây là chỉ sự “sống hết mình”, sống có ý nghĩa, sống một cách “rực lửa”, “cháy mình” để cuộc đời này tươi đẹp hơn. Cũng có nghĩa là một khi đã làm việc gì đó thì ta sẽ làm đến cùng, sẽ cố gắng quyết tâm đến cùng để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. “cháy hết mình để rồi tỏa sáng” một khi đã tận tâm hết sức cho một hành động nào đó thì đến cuối cùng kết quả bạn thu về sẽ là sự thành công rực rỡ, bạn sẽ tỏa sáng tài năng thực sự trong giây phút đăng quang. Không chỉ bản thân được tỏa sáng mà còn đem lại niềm vui sướng hạnh phúc cho những người thân bên cạnh bạn. Như vậy chỉ bằng một thông điệp hết sức ngắn gọn mà hàm xúc vô cùng đã đem lại cho mỗi chúng ta đặc biệt là thế hệ thanh niên một bài học thật ý nghĩa, đã sống ở trên đời thì phải sống sao cho ý nghĩa và khi đã hành động thì việc mình làm dù lớn hay nhỏ, vĩ đại hay tầm thường cũng phải cố gắng hết sức, phải cháy hết mình để tự tin tỏa sáng.

Trong cuộc sống dù ở bất cứ lĩnh vực nào, hay làm bất cứ một việc gì thì chúng ta hãy tự tin cháy lên để tỏa sáng. Vì khi ta đã thật sự nỗ lực quyết tâm và cố gắng làm việc gì đó thì ta sẽ đặt cả tâm huyết, tấm lòng để gửi gắm vào cái đích cuối cùng. Ta nỗ lực phấn đấu cháy hết mình vì một công việc, một cuộc thi thì ta sẽ gặt hái về một kết quả mỹ mãn vô cùng. Nhưng ngược lại nếu làm một việc gì đó? dù việc ấy quá mức đơn giản, nhưng người thực hiện mà không có cái tâm, không làm một cách tử tế đặt tâm huyết của mình vào đó thì dù như thế nào đi chăng nữa chẳng thể hoàn thành. Nếu ta dốc lòng vì công việc, đặt mọi hy vọng vào kết quả cuối cùng và can đảm dám mạo hiểm, dám bùng nổ bản thân để có thể hoàn thành nó thì ta sẽ thu về một thắng lợi vẻ vang. Không chỉ có thế mà bản thân ta còn được tỏa sáng, được mọi người biết đến và hâm mộ, mọi người thân trong gia đình cũng được thơm lây, hạnh phúc, được vui vẻ. Ta cháy hết mình trong mọi hoàn cảnh không chỉ giúp da tỏa sáng, mà còn rèn luyện cho ta đức tính tự tin nhẫn nại, can đảm cần có trong cuộc sống.

Muốn “cháy hết mình để tỏa sáng” mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình sự tự tin vào chính khả năng của mình, có tự tin vào bản thân dám làm những việc không ai dám làm thì mới tạo nên thành công đột phá. Người mà luôn tự tin hạ thấp bản thân mình thì sẽ không bao giờ làm nên việc lớn, có như vậy ta mới thấy sự tự tin là cái cần thiết trong cuộc sống sôi động. Ngày nay đến nhường nào cũng nhờ có sự tự tin, nỗ lực không ngừng mà nữ kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên đã cháy hết mình trong giải bơi lội quốc tế để mang lại niềm vinh quang cho đất nước, và cũng nhờ sự tự tin quyết tâm mãnh liệt ấy nên xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã tỏa sáng trước mắt bao đối thủ quốc tế để chiến thắng, đem về cho nước nhà tấm huy chương vàng cao quý. Trong cuộc sống còn rất nhiều tấm gương sáng giá như thế đáng để chúng ta học tập. Mỗi bạn trẻ đừng như “cái ao đời phẳng lặng” trong truyện ngắn “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam, hay như những hình nhân biết cử động trong thiên truyện ý tưởng “Tỏa Nhị Kiều” của Xuân Diệu.

Bên cạnh một thông điệp hết sức có ý nghĩa còn là một lời phê phán nặng nề những con người có lối sống vô cảm, bình lặng, an phận quá mức, một cuộc sống trôi qua nhàm chán ngày ngày qua ngày khác mà không có lấy một gam màu sắc tươi mới. Đặc biệt hơn là lên giọng phê phán những con người nhút nhát, tự ti, không dám bộc lộ tài năng của mình mà suốt ngày chỉ biết làm một con rùa rụt cổ, lầm lũi trong bóng tối, những con người không giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài mới lạ ấy là hạng người “ếch ngồi đáy giếng”.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
13 tháng 8 2019 lúc 16:18

Bài làm:
Có bao giờ bạn tự hỏi với chính mình, rằng tôi sinh ra để làm gì? Những gì bạn làm có thực sự là mục đích, là con đường bạn đã từng mơ ước tới? Có nhiều người chọn nhiều hướng đi khác nhau, có nhiều người lại chỉ chú ý đến một con đường duy nhất. Nhưng dù là con đường nào kết quả cũng là để mình được sống và đạt những gì mình mong muốn. Tôi đã từng nghe người nói đến câu nói: “Cháy lên để tỏa sáng” và tôi vẫn luôn trăn trở suy nghĩ về điều này.

Một câu nói hết sức ngắn gọn, nhưng súc tích, và thu gọn được nhiều nội dung khái quát và mang nhiều ý nghĩa. Tại sao lại cháy? Lên để tỏa sáng mà không phải bằng một cách nào khác? Cháy để tượng trưng cho sự bùng nổ, hết mình, được xem như một lòng nhiệt huyết hết mình với ước mơ lý tưởng của bản thân, luôn rực cháy trong tim, luôn tràn đầy lửa trong lòng, nó hun đúng cho ta “cháy lên để tỏa sáng”. Cháy là một hành động diễn ra, đương nhiên sẽ có kết quả là “tỏa sáng”, tỏa sáng là hệ quả của quá trình cháy mà thành, tượng trưng cho những thành tựu , nâng cao tầm vóc, giá trị bản thân từ đó được mọi người ngưỡng mộ và tôn vinh. Cuộc sống không dài, tại sao ta không chọn lựa để tỏa sáng theo cách riêng của mình, và phấn đấu để tỏa sáng cơ chứ? Cả câu nói ngắn gọn súc tích, nhưng lại là một trâm ngôn sống quan trọng dành cho nhiều người, nhiều lứa tuổi, hi vọng câu nói sẽ luôn giúp chúng ta sống tốt hơn, sống hết mình, trọn vẹn ý nghĩa, trọn vẹn niềm tin, và phải luôn nhiệt huyết, phấn đấu như một ngọn lửa, bền bỉ, kiên trì để khiến mỗi người trở nên tỏa sáng. Cuộc sống của chúng ta không dài, mà tựa như một cái chớp mắt của vũ trụ bao la. Vì vậy con người ta cần phải có niềm đam mê, niềm đam mê của riêng mỗi cá nhân, chính là “sự cháy” của riêng họ. Họ có đam mê trong công việc, sẽ quên đi thời gian, quên đi những mệt mỏi lo lắng bận rộn của công việc, và sẽ thấy cuộc sống này trở nên đẹp hơn, công việc sẽ thú vị hơn, và hiệu quả công việc sẽ gặt hái được nhiều hơn nữa.
Có niềm đam mê con người sẽ học cách sống đẹp, sống có ý nghĩa và luôn cố gắng hết mình để phát huy, nâng cao giá trị đam mê của mình lên. Như những nhà bác học, họ đam mê với việc nghiên cứu của mình, cuối cùng đã cho ra những thành tựu khoa học cực kì rực rỡ, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, cho con người. Hay như Anhxtanh, vì đam mê, ông đã không ngừng cố gắng trong suốt thời gian dài, gần như hi sinh cuộc sống riêng của mình để phục vụ cho lý tưởng vì lợi ích loài người chung của cộng đồng. Vì có niềm đam mê ấy, Anhxtanh đã tạo ra những loại thuốc đặc trị, chữa nhiều căn bệnh, và ông được coi như con người của thế kỉ, cống hiến cho nhân loại, và tên ông được tỏa sáng mãi cùng sự phát triển y học của loài người. Khi có đam mê, con người ta sẽ sống là chính mình, luôn năng động trong mọi hoạt động, nhiệt huyết, sáng tạo và có niềm tin vào bản thân mình. Luôn có ý chí mạnh mẽ để tìm cách vượt qua những khó khăn thử thách trong đời, như Bill Gates vì đam mê chế tạo công nghệ, ông đã không ngừng sáng chế, sáng tạo với niềm tin của bản thân. Giờ đây Bill Gates không phải người đàn ông quyền lực nhất giới công nghệ thông tin hay sao? Nói chung, sự “cháy” chính là niềm đam mê riêng, nhờ có niềm đam mê ta sẽ cố gắng để cống hiến, để sáng tạo và luôn phấn đấu hết mình trong mọi hoàn cảnh. Chính vì như vậy nên ta xứng đáng để được tỏa sáng, hành trình tỏa sáng ấy sẽ nâng cao tầm vóc giá trị của bản thân mình, được mọi người tôn vinh, ngưỡng mộ, và trên hết ta đã được là chính mình, sống hết mình để không phải hối tiếc vì điều gì. Tuy nhiên hiện nay có nhiều bạn trẻ, lấy mục tiêu “cháy để tỏa sáng” nhưng lại hiểu theo góc độ tiêu cực, cực đoan, như ham mê chơi game điện tử, khiến không chỉ tổn hại bản thân, lại bỏ bê học hành, đam mê là một quá trình, nhưng nếu vì quá ham muốn điều gì đó lý trí sẽ bị mất kiểm soát và dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường vì tham lam, và có thể phạm tội. Bên cạnh đó cũng là phê phán những đối tượng sống không hết mình, sống hời hợt, vô tâm, vô cảm không chỉ với người khác, và với chính bản thân mình. Họ cũng sống mà như chết, tồn tại vì không hiểu được đam mê của chính bản thân mình, từ đó dẫn đến lối sống vị kỉ, thừa thãi, và có thể là nguyên nhân sinh ra lối sống không lành mạnh, vi phạm những hành vi trái với đạo đức, trái pháp luật.

Không phải tự nhiên người ta muốn con người luôn cháy hết mình để tỏa sáng, sống với đam mê, hi sinh vì đam mê con người sẽ có được những thành công trong học tập, cũng như trong công việc. Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, để đạt được đam mê, mỗi người cần tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nhân cách và tích lũy tri thức để bản thân ngày một hoàn thiện, để có thêm nhiều hiểu biết và sẽ bước đến đam mê của mình một cách đúng đắn và phù hợp nhất.


Các câu hỏi tương tự
Liz🐰
Xem chi tiết
Nguyen Tran Thao Nhi
Xem chi tiết
Khangnbuiphuc2007
Xem chi tiết
Vi Nguyễn
Xem chi tiết
Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
Vi Nguyễn
Xem chi tiết
Quân Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Phúc Việt
Xem chi tiết
Phạm Duy Phát
Xem chi tiết