Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã có tác động gắn phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông với phong trào công nhân ở các nước phương Tây cùng đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Sự thành lập Quốc tế Cộng sản (3-1919) đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Những sự kiện này đã tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.
- Sự ra đời của hàng loạt các đảng cộng sản như : Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921)... tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
- Mục tiêu: Chống cường quyền, áp bức, đòi các quyền tự do, dân chủ.
- Tính chất: Mang tính chất cải lương, phục vụ quyền lợi của tầng lớp trên, giới hạn trong khuôn khổ của chủ nghĩa thực dân.
- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là bộ phận Tư sản dân tộc và tầng lớp trí thức tiểu tư sản.
- Phạm vi: diễn ra trên phạm vi cả nước, song quy tụ chủ yếu ở các thành phố lớn, như: Hà Nội, Sài Gòn,...
- Hình thức đấu tranh: phong phú, đa dạng. Ví dụ như: Mít ting, biểu tình; dùng báo chí làm vũ khí tư tưởng; thành lập các tổ chức chính trị (Đảng Lập hiến, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên,...).
.- Các phong trào đấu tranh tiêu biểu: Phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919); đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kì của Pháp (1923); đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925),...