MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ CÔNG, CÔNG SUẤT VÀ HIỆU SUẤT
1. Dùng lực F = 145N của máy để kéo một vật trên sàn nằm ngang di chuyển một đoạn 15m, lực ma sát tác dụng lên vật là 12N. Tính: A. Công của lực kéo và công của lực ma sát. B. Hiệu suất của máy 2. Người ta kéo vật khối lượng 30kg lên một mặt phẳng nghiêng, có chiều dài 12m, cao 2m. Lực ma sát là 36N. Tính công của lực kéo. Coi chuyển động đều 3. Người ta kéo một vật nặng 27kg lên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 18m, cao 2,5m. Biết lực cản là 40N. A. Tính công của người kéo, coi vật chuyển động đều B. Tính hiệu suất 4. Người ta phải dùng lực 350N mới kéo được một vật nặng 80kg lên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 4m, cao 1m. Tính hiệu suất 5. Một thang máy có khối lượng 750kg, được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 140m lên mặt đất bằng lực căng của một dây cáp do máy thực hiện A. Tính công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện việc đó. B. Biết hiệu suất của máy là 80%. Tính công do máy thực hiện và công hao phí do lực cản. 6. Để kéo vật có khối lượng 50kg lên cao 8m người ta dùng palang (1 ròng rọc động + 1 ròng rọc cố định). Coi vật chuyển động đều. A. Tính công của trọng lực và công của lực kéo ròng rọc B. Thực tế để thực hiện việc đó người ta phải kéo ròng rọc bằng lực 320 N. Tính hiệu suất của hệ thống ròng rọc. 7. Để kéo một vật lên cao 4m, người ta cần dùng một lực tối thiểu là 800N. Cũng để thực hiện công việc này người ta dùng mấy kéo có công suất 1500W, hiệu suất 80%. Tính thời gian máy thực hiện công việc trên. 8. Một máy có công suất 800W, khi hoạt động thì nâng được vật nặng 85kg lên độ cao 10m trong 30s. A. Tính công mà máy đã thực hiện trong thời gian nâng vật. B. Tính hiệu suất của máy khi làm việc.
Chú ý: Hiệu suất: H = Aích . 100% : A toàn phần |
Bài 1
a)Công của lực kéo tác dụng lên vật là:
Ai=F.s=145.15=2175 J
Công của lực ma sát tác dụng lên vật là:
Ama sát = Fma sát.s=12.15=180 J
b)Công toàn phần là :Atp=Ai + Ama sát = 2175 + 180 =2355 J
Hiệu suất của máy là H = Ai/Atp .100% = 2175 / 2355.100%=92,4 %
Bài 2
Trọng lượng của vật là P=10.m=10.30=300 N
Công kéo vật trực tiếp là Ai=P.h=300.2=600 J
Công của lực ma sát tác dụng lên vật là:Ama sát = Fma sát.l=36.12=432 J
Công của lực kéo là Atp = Ai + Ama sát = 600 +432=1032 J
Bài 3
Trọng lượng của vật là P=10.m=10.27=270 J
Công kéo vật trực tiếp là Ai=P.h=270.2,5=675 J
Công của lực cản tác dụng lên vật là:Acản = Fcản.l=40.18=720 J
Công toàn phần là :Atp=Ai + Acản =675 + 720=1395 J
Hiệu suất là H = Ai/Atp .100% = 675/ 1395 .100%=48,4%
Bài 4
Hiệu suất là :( Ai/Atp ).100%=(10.m.h/F.l ) .100% = (10.80.1/350.4) .100% = 57,1%
Bài 5
Công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện việc đó là A = P.h = 10.m.h=10.750.140=1050000 J
Ta có A/Atp .100%=80% => 1050000/Atp .10=8 => Atp = 1312500 J
=> Công do máy thực hiện là Atp = 1312500 J
Công hao phí do lực cản là Atp - A =262500 J
Bài 6
Công của trọng lực cũng bằng công của lực kéo là Ai=P.h=10.m.h=10.50.8=4000 J
Do dùng dòng dọc động nên cho ta lợi 2 lần về lực và thiệt 2 lần về đường đi nên chiều dài dây là: s=2.h=2.8=16 m
Công toàn phần là: Atp=F.s=320.16=5120 J
Hiệu suất của ròng rọc là: H=Ai/Atp.100%=78,1%
Bài 7
Công kéo vật trực tiếp là Ai=F.s=800.4=3200 J
Công toàn phần mà máy kéo phải thực hiện là: Atp= Ai.100/80=4000 J
Thời gian máy thực hiện là Atp/P=2,7 s
Bài 8
Công mà máy đã thực hiện trong thời gian nâng vật là A = P.t= 800.30= 24000 J
Công kéo vật trực tiếp là Ai=P.h=10.m.h=10.85.10 = 8500 J
Hiệu suất của máy khi làm việc là H= Ai/A.100% = 35,4%