một quả cầu sắt rỗng nặng 1,5 kg. Khi thả vào chậu nước thì quả cầu sắt đó ngập tới một nửa. Tính thể tích phần rỗng. Nếu đổ tiếp dầu vào chậu nước thì quả cầu ngập thêm bao nhiêu. Biết chiều cao chậu ko hạn chế, khối lượng riêng của nước, sắt, dầu lần lượt là: D1=1000kg/m^3; D2=7000kg/m^3; D3=800kg/m^3
Gọi thể tích bên ngoài là V1. Thể tích phần rỗng là V2.
Khi đó thể tích phần đặc là
\(V=V_1-V_2\).
Thể tích phần nước bị chiếm là \(\frac{1}{2}V_1\).
Từ việc quả cầu có khối lượng 1,5 kg => \(m=DV=D_2.V=D_2\left(V_1-V_2\right).\left(1\right)\)
Khi nhúng vào trong nước thì vật chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet, vật nổi nên ta có
\(P=F_A\Rightarrow m=D_1.\frac{1}{2}V_1\Rightarrow V_1=\frac{1,5.2}{1000}=\frac{3}{1000}m^3\)
Thay vào (1) ta được \(V_2=\frac{3}{1000}-\frac{1,5}{7000}=0,00278m^3\)
Khi đó thể tích phần rỗng là 0,00278 m3.