Dao động cơ học

trần thị phương thảo

một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ khối lượng m=200gam , lò xo có độ cứng 50 N/m, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,05. ban đầu vật được giữ ở vị trí lò xo giản 10cm , rồi thả nhẹ để con lắc dao động tắt dần chậm, lấy g=10m/s^2; pi^2=10. quảng đường vật đi được trong 1/3s kể từ khi thả vật

A.34,3cm                                  B.37,9cm                                               C.33,7cm                                            D.36,2cm

Hà Đức Thọ
26 tháng 2 2015 lúc 10:28

Chu kì dao động: \(T=2\pi\sqrt{\frac{m}{k}}=2\pi\sqrt{\frac{0,2}{50}}=0,4s\)

Thời gian: \(\Delta t=\frac{1}{3}s=\frac{5}{6}T=\frac{T}{2}+\frac{T}{3}\)

Vị trí cân bằng tạm thời: \(x_0=\frac{\mu mg}{k}=\frac{0,05.0,2.10}{50}=0,002m=0,2cm\)

(Vị trí cân bằng tạm thời là vị trí cách vị trí cân bằng cũ 1 khoảng x0 tính về phương của vật đang chuyển động)

Sau mỗi nửa chu kì dao động, biên độ giảm: \(2.x_0=0,4cm\)

Trong mỗi nửa chu kì, tính từ biên này đến biên kia, ta có thể coi vật dao động điều hòa quanh VTCB mới.

Như vậy, ta có sơ đồ sau:

x O 10 -9,6 -0,2 9,2 M N 30 0

Trong nửa chu kì đầu, vật đi từ 10 đến -9,6.

Trong 1/3 chu kì còn lại, sự chuyển động của vật ứng với véc tơ quay từ M đến N, góc quay 300

Như vậy, tổng quãng đường vật đi đc là: 10 + 9,6 + (9,6-0,2) + (9,6-0,2)/2 = 33,7cm.

Đáp án C.

 

 


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn thị phương thảo
Xem chi tiết
trần thị phương thảo
Xem chi tiết
Vũ Phi Hùng
Xem chi tiết
Tran Dang Ninh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Tiểu Thiên
Xem chi tiết
Lê Vĩnh Hân
Xem chi tiết
Su Bi
Xem chi tiết
Trúc Ishita
Xem chi tiết