Ban đầu (t = 0) có một mẫu chất phóng xạ X nguyên chất. Ở thời điểm t1 mẫu chất phóng xạ X còn lại 20 % hạt nhân chưa bị phân rã. Đến thời điểm t2 = t1 + 100 (s) số hạt nhân X chưa bị phân rã chỉ còn 5 % so với số hạt nhân ban đầu. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là
A.50 s.
B.25 s.
C.400 s.
D.200 s.
Tại thời điểm t1 độ phóng xạ của một mẫu chất là x, và ở thời điểm t2 là y. Nếu chu kì bán rã của mẫu là T thì số hạt nhân phân rã trong khoảng thời gian t2 – t1 là
A.x - y.
B.(x - y)ln2/T.
C.(x-y)T/ln2.
D.xt1 – yt2.
Một chất phóng xạ có chu kỳ bán rã là 3,8 ngày. Sau thời gian 11,4 ngày thì độ phóng xạ (hoạt độ phóng xạ) của lượng chất phóng xạ còn lại bằng bao nhiêu phần trăm so với độ phóng xạ của lượng chất phóng xạ ban đầu ?
A.25 %.
B.75 %.
C.12,5 %.
D.87,5 %.
Ban đầu có N0 hạt nhân của một mẫu chất phóng xạ nguyên chất có chu kì bán rã T. Sau khoảng thời gian t = 0,5T, kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa bị phân rã của mẫu chất phóng xạ này là
A.\(\frac{N_0}{2}.\)
B.\(\frac{N_0}{\sqrt{2}}.\)
C.\(\frac{N_0}{4}.\)
D.\(N_0\sqrt{2}.\)
Gọi t là khoảng thời gian để số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ giảm đi e lần (e là cơ số của loga tự nhiên lne = 1). Sau khoảng thời gian 0,51t, chất phóng xạ còn lại bằng bao nhiêu phần trăm lượng ban đầu? ĐS 60%
Ban đầu một mẫu chất phóng xạ nguyên chất có N0 hạt nhân. Biết chu kì bán rã của chất phóng xạ này là T. Sau thời gian 4T, kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa phân rã của mẫu chất phóng xạ này là
A.\(\frac{1}{16}N_0.\)
B.\(\frac{1}{8}N_0.\)
C.\(\frac{1}{4}N_0.\)
D.\(\frac{15}{16}N_0.\)
Ban đầu có 2g chất \(222Rn86\) có chu kỳ bán rã 3,8 ngày. Sau thời gian 1,5 chu kỳ bán rã của nó, thì độ phóng xạ của lượng chất đó là: ?
vật 1 thực hiện 500 dao động trong 20 giây,vật 2 thực hiện 750 dao động trong 30 giây.Vật nào trầm hơn,bổng hơn
Giả sử ban đầu có một mẫu phóng xạ X nguyên chất , có chu kì bán rã T và biến thành hạt nhân bền Y . Tại thời điểm t1 tỉ lệ giữa hạt nhân Y và X là k . Tai thời điểm t2=t1+3T thì tỉ lệ đó là :