Bài 8. Áp suất lỏng - Bình thông nhau

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Đăng Nhật

Một bình thông nhau có tiết diện hai nhánh bằng nhau 50cm2 chứa nước . Trên mỗi nhánh của bình người ta đặt hai pit tông có khối lượng khác nhau . Nếu đặt quả cân có khối lượng m lên pittong 1 thì mực nước bên nhánh pittong 2 cao hơn pittong 1 là 5 cm. Nếu đặt quả cân bên nhánh chứa pittong 2 thì mực chất lỏng hai nhánh cân bằng, Tính khối lượng m.Biết klr của nước là 1000 kg/m3

Hoàng Nguyên Vũ
16 tháng 5 2017 lúc 14:49

Gọi m1 là khối lượng của pít tông 1, m2 là khối lượng của pít tông 2.

Gọi S là tiết diện của hai nhánh S = 50cm2 = 5.10-3m3.

* Trường hợp đặt quả cân lên pít tông 1.

Áp suất lỏng - Bình thông nhau

Gọi h là độ chênh lệch mực nước giữa hai nhánh của bình thông nhau h = 5cm = 0,05m.

Xét 2 điểm A và B cùng nằm trên một mặt phẳng nằm ngang đi qua mặt dưới của pít tông 1, gọi áp suất tại hai điểm này là pA và pB. Ta có:

\(p_A=p_B\\ \Rightarrow\dfrac{10m+10m_1}{S}=\dfrac{10m_2}{S}+10D.h\\ \Rightarrow\dfrac{10m+10m_1}{5.10^{-3}}=\dfrac{10m_2}{5.10^{-3}}+10000.0,05\\ \Leftrightarrow10m+10m_1=10m_2+2,5\\ \Leftrightarrow m_1=m_2+0,25-m\left(1\right)\)

* Trường hợp đặt quả cân lên pít tông 2.

Áp suất lỏng - Bình thông nhau

Xét 2 điểm A' và B' cùng nằm trên một mặt phẳng nằm ngang đi qua mặt dưới của hai pít tông, gọi áp suất tại hai điểm này là pA' và pB'. Ta có:

\(p_{A'}=p_{B'}\\ \Rightarrow\dfrac{10m_1}{S}=\dfrac{10m_2+10m}{S}\\ \Leftrightarrow10m_1=10m_2+10m\\ \Leftrightarrow m_1=m_2+m\left(2\right)\)

* Từ (1) và (2) ta có:

\(m_2+0,25-m=m_2+m\\ \Leftrightarrow0,25=2m\\ \Leftrightarrow m=0,125\left(kg\right)\)


Các câu hỏi tương tự
Mr.17
Xem chi tiết
Skull
Xem chi tiết
Lâm Tố Như
Xem chi tiết
Skull
Xem chi tiết
Thanh Thanh Mai H
Xem chi tiết
Thảo Gwen
Xem chi tiết
Diệu Linh Trần Thị
Xem chi tiết
Lê Minh Thái
Xem chi tiết
NATứn
Xem chi tiết