m.n ơi gúp mk vs mk cần câu trả lời sớm nhất có thể
câu 1: ko khí có những thành phần j? phân biệt sự cháy và sự oxi hóa chậm?
câu 2: nêu khái niệm về oxit? có những loại oxit nào? cách đọc tên mỗi loại oxit?
câu 3 nồng độ phần trăm? nồng độ mol? viết công thức tính và giải thích rõ các đại lượng có trong công thức?
1. Thành phần của không khí : không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là 78% nitơ, 21% oxi, 1% các khí khác (khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm,…)
2. Sự oxi hóa chậm : sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
3. Sự cháy – Điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy.
- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là
oxi.
* 2 loại chính :
+ Oxit axit.
+ Oxit bazơ.
IV. Cách gọi tên:
* Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit.
VD: K2O : Kali oxit.
MgO: Magie oxit.
+ Nếu kim loại có nhiều hoá trị:
Tên oxit bazơ:
Tên kim loại (kèm theo hoá trị) + oxit.
- FeO : Sắt (II) oxit.
- Fe2O3 : Sắt (III) oxit.
- CuO : Đồng (II) oxit.
- Cu2O : Đồng (I) oxit.
+ Nếu phi kim có nhiều hoá trị:
Tên oxit axit:
Tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử PK) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử
oxi).
Tiền tố: - Mono: nghĩa là 1.
- Đi : nghĩa là 2.
- Tri : nghĩa là 3.
- Tetra : nghĩa là 4.
- Penta : nghĩa là 5.
- SO2 : Lưu huỳnh đioxit.
- CO2 : Cacbon đioxit.
- N2O3 : Đinitơ trioxit.
- N2O5 : Đinitơ pentaoxit.