Ôn tập học kỳ II

Natoco Reed

MÌNH CẦN GẤP NHA CÁC BẠN

Câu 1: Nêu cấu tạo và chức năng của hệ bài tiết nước tiểu/
Câu 2: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu?
Câu 3: Nêu các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và cho biết các biện pháp
bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu?
Câu 4: Nêu cấu tạo và chức năng của da? Các biện pháp bảo vệ và phòng chống
bệnh ngoài da

Ann Đinh
7 tháng 5 2020 lúc 21:20

Câu 1 :

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

- Chức năng :

+ Loại bỏ các chất độc, chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

+ Giúp cơ thể tránh khỏi sự đầu độc của các chất độc.

+ Giúp ổn định môi trường trong cơ thể.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

Câu 2 :

- Quá trình lọc máu và tạo ra nước tiểu đầu diễn ra ở cầu thận.

- Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, H2O và các ion còn cần thiết như Na+, Cl-….

Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã (axit uric, crêatin, các chất thuốc, các ion thừa (H+, K+...)

Cả hai quá trình này đểu diễn ra ở ống thận và kết quả là biến nước tiểu đầu thành nước tiểu chính thức.

Câu 3 :

-vi trùng gây bệnh ,các chất độc hại ,các chất vô cơ hữu cơ có trong nước tiểu ( axit uric ,canxiphotphat, muối oxalat,...) có thể kết tinh ở nồng độ quá cao và pH thích hợp ,tạo nên những viên sỏi

- Các biện pháp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu:
- Thường xuyên vệ sinh cá nhân và vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.
- Cần điều chỉnh khẩu phần ăn cho hợp lý như:
+ Không ăn quá nhiều Protein quá mặn hoặc quá chua.
+ Không ăn thức ăn thừa, thức ăn ôi thiu hoặc thức ăn bị nhiễm độc.
- Cần uống đủ nước, khi mắc tiểu thì cần đi ngay, không nên nín lâu.

Câu 4 :

Cấu tạo da gồm 3 lớp : lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da. Ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra. Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da. Các tế bào mới sẽ thay thế các tế bào ở lớp sừng bong ra. Phần dưới lớp tế bào sống là lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu. Lớp mỡ dưới da chứa mở dự trữ, có vai trò cách nhiệt.

Lông, móng là sản phẩm của da. Lòng bàn tay và gan bàn chân không có lông. Lông, móng được sinh ra từ các túi cấu tạo bởi các tế bào của tầng tế bào sống.

Chức năng của da gồm:

-Bảo vệ da khỏi tác động bên ngoài môi trường, giữ độ ẩm cho da: ở lớp ngoài cùng biểu bì có chứa các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên (NMFs)- Những chất này gắn kết với nước và giúp duy trì được sự đàn hồi, sự vững chắc và mềm mại của da. Khi độ ẩm của lớp sừng xuống còn từ 8- 10%, da trở nên khô, sần sùi và có xu hướng bị nứt nẻ.

-Đàn hồi, bảo vệ da: Các tế bào mỡ ở mô dưới da cung cấp lớp đệm hoạt động như thiết bị giảm va chạm, bảo vệ các mô cơ và các sợi mô bao quanh cơ ở phía dưới. Khả năng đệm của màng hydrolipid và axit bảo vệ giúp bảo về cơ thể khỏi các chất hóa học có tính kiềm gây hại.

Bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và vi rút: lớp sừng của biểu bì và các axit bảo vệ chống lại các loại vi khuẩn và nấm. Nếu có tác nhân nào đó vượt qua được rào cản đầu tiên thì hệ thống miễn dịch của da sẽ phản ứng lại.

-Điều chỉnh nhiệt độ: Da đổ mồ hôi giúp làm mát cơ thể và thu nhỏ lại hệ thống các mạch máu ở hạ bì để giữ nhiệt.

-Kiểm soát cảm xúc: Đầu các dây thần kinh ở da khiến da nhạy cảm với áp lực, chấn động, va chạm, nỗi đau và nhiệt độ .

-Sự tái tạo: da có khả năng phục hồi các vết thương

-Cung cấp dinh dưỡng: các tế bào chất béo ở mô dưới da cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng. Khi cơ thể cần, những chất này sẽ được di chuyển đến các mạch máu và đưa đến nơi cần thiết.

-Da cũng đóng một vai trò quan trọng về tâm lý: Là chỉ số dễ thấy nhất của sức khỏe. Sở hữ một làn da khỏe mạnh, hồng hào, tươi nhuận sẽ luôn giúp bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Mạc Hy
Xem chi tiết
Hiếu Đỗ
Xem chi tiết
🍉 Ngọc Khánh 🍉
Xem chi tiết
Nguyễn Dung
Xem chi tiết
Nguyễn Tuệ Minh
Xem chi tiết
Dan_hoang
Xem chi tiết
Thỏ bông
Xem chi tiết
Nguyễn Tuệ Minh
Xem chi tiết
Ctuu
Xem chi tiết