1.Một con lắc đơn có chiều dài l = 1 m, dao động tại nơi có g=10 m/s^2. Tìm chu kì dao động của con lắc.
2. Một con lắc có chiều dài l, dao động với chu kì T= 2s, ở nơi có g=10m/s^2. Tìm chiều dài của con lắc.
3. Ở nơi mà con lắc đơn đếm dây dao động với chu kì 2s, có độ dài 1 m thì con lắc có độ dài 3m sẽ dao động với chu kì là bao nhiêu ?
Tại một nơi, con lắc đơn gồm dây có chiều dài \(l\) và vật nặng có khối lượng m dao động nhỏ với chu kì \(T\) thì con lắc đơn gồm dây dài \(l'=2l\) và vật nặng có khối lượng \(m'=2m\) dao động nhỏ với tần số f' thỏa mãn?
Một con lắc đơn khối lượng 200g dao động nhỏ với chu kỳ T=1s, quỹ đạo coi như thẳng có chiều dài 4cm. Chọn gốc thời gian lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Tìm động năng của vật tại thời điểm t==1/3s
Con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì 1,6s tại nơi có gia tốc trọng trường
g = p2 (m/s2). Chiều dài của con lắc là
A. l = 0,64m B. l = 1,28 m C. l = 0,32 m
D. l = 0,96 m
Cho một con lắc đơn có vật nặng 100g, tích điện 0,5 mC, dao động tại nơi có g = 10m/s2. Đặt con lắc trong điện trường đều có vectơ điện trường nằm ngang có độ lớn \(2000\sqrt{3}\) V/m. Đưa con lắc về vị trí thấp nhất rồi thả nhẹ.
a) Xác định các lực tác dụng lên con lắc.
b) Tìm lực căng dây treo khi gia tốc vật nặng cực tiểu.
Một con lắc đơn dây treo có chiều dài 0,5 m, quả cầu có khối lượng 100 (g), tại nơi có thêm trường ngoại lực có độ lớn 0,5 N có hướng thẳng đứng lên trên. Lấy g = 10 (m/s2 ). Kéo con lắc sang phải và lệch so với phương thẳng đứng góc 9° rồi thả nhẹ. Tính tốc độ cực đại của vật
A. 0,417 m/s B. 0,496 m/s. C. 2,03 m/s. D. 0,248m/s.
Trong khoảng thời gian t, con lắc có chiều dài l thực hiện được 12dđ. Nếu giảm chiều dài của con lắc 16cm thì trong khoảng thời gian t như trên, con lắc thực hiện được 20dđ. Chiều dài của con lắc là
A. 20cm
B. 25cm
C. 40cm
D. 50cm
Một clắc đơn có chiều dài l đặt tại nơi có gia tốc trọng trường g thì chu kì dao động nhỏ là T. Nếu đưa con lắc này đến vị trí có gia tốc trọng trường chỉ bằng 50% so với vị trí cũ thì chu kì dao động T’ của con lắc lúc này là:
A.T’= \(\sqrt{50}\)T
B.T’=50T
C.T’=2T
D.T’= \(\sqrt{2}\)T
Một con lắc đơn gồm một sợi dây nhẹ không dãn, cách điện và quả cầu khối lượng 100 (g). Tích điện cho quá cầu một điện lượng 10 (μC) và cho con lắc dao động trong điện trường đều hướng thẳng đứng lên trẽn và có cường độ 50000 (V/m). Lấy gia tốc trọng trường 9,8 (m/s2 ). Bỏ qua mọi ma sát và lực cản. Tính chu kì dao động của con lắc.Biết chu kì con lắc khi không có điện trườns là 1,5 s.
A. 2,14 s. B. 1,22 s. C. 2,16 s. D. 2,17 s