Tập làm văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trịnh Phan Hoài Nam

Lòng yêu nước ở các bài Hịch Tướng Sĩ, Chiếu Dời Đô, Nước Đại Việt Ta được thể hiện như thế nào?

làm nhanh giúp mình nhahaha

Thời Sênh
21 tháng 2 2019 lúc 13:42

Cảm hứng chủ đạo của văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là cảm hứng yêu nước. Tình cảm đó đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử nước ta, chi phối và tác động mạnh mẽ đến đời sống văn học để rồi kết tinh nên ba áng văn chương bất hủ: Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Chúng ta có thể khẳng định rằng ba văn bản này là những tác phẩm bất hủ thấm đãm tinh thần yêu nước.

Trước hết, trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý nguyện muốn dời đô từ Hoa Lư về Đại La để đóng đô ở nơi “trung tâm trời đất, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”, để “trên vâng mệnh trời, dưới hợp lòng dân”. Như vậy, tư tưởng yêu nước đã được thể hiện ở việc gắn liền sự bền vững của một triều đại với ý nguyện của muôn dân. Khi nhìn lại các triều đại nhà Đinh và nhà Lê, ông đã rất đau xót cho số phận quá ngắn ngủi, để cho “trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi”. Từ đó ta thấy lòng yêu nước của Lí Công Uẩn biểu hiện ở ước nguyện muốn xây dựng đất nước vững mạnh để đem lại hạnh phúc, thái bình cho muôn dân. Vì vậy, nhà vua Lí Thái Tổ mới chủ trương dời kinh đô từ Hoa Lư ra Đại La. Với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, Lý Công Uẩn đã chỉ ra lợi thế về lịch sử, địa lý, hình thế núi sông, về sự thuận tiện trong giao lưu văn hóa và phát triển mọi mặt của thành Đại La, nhưng ông cũng không quên chỉ ra những thuận tiện cho nhân dân. Đặc biệt, ông khẳng định “đây quả thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước,cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Những lời lẽ ấy tuy giản dị nhưng lại thấm đẫm niềm tự hào khi nói về đất nước, thể hiện một khao khát mãnh liệt đó là thống nhất giang sơn về một mối. Trong lời khẳng định ấy, ta còn đọc được khí phách của một dân tộc: Đại La sẽ là “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Giá trị chủ yếu của bài là tư tưởng yêu nước. Tiếng nói của tác giả là tiếng nói của nhân dân, của thời đại và khát vọng về một đất nước độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

Bài chiếu còn thể hiện tinh thần dân tộc của Lí Công Uẩn khi ông là một vị vua nghiêm minh nhưng cũng đầy tinh thần dân chủ khi ông hỏi ý kiến của muôn dân trước một sự việc trọng đại liên quan đến vận mệnh của quốc gia – dân tộc. Lí Công Uẩn có thể tự mình quyết định được việc có hay không dời đô ra Đại La. Nhưng ông đã không làm như vậy. Bằng việc hỏi ý kiến của thần dân, Lí Thái Tổ thể hiện tinh thần dân tộc cao cả của mình.

Tiếp bước thời đại vẻ vang của nhà Lí, triều đại nhà Trần cũng đã để lại những dấu ấn không thể nào quên với hào khí Đông A ngùn ngụt khí thế. Hào khí đó được thể hiện rõ qua Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Bài hịch đã thể hiện được lòng yêu nước bất khuất và tinh thần dân tộc của tác giả.

Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn biểu hiện ở các mặt: lòng căm thù giặc đến tột cùng, đau xót khi nước mất nhà tan, tình yêu tha thiết dành cho các tướng sĩ dưới quyền, ước mong các binh sĩ tích cực học tập để quyét sạch quân thù,…

Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ.


Các câu hỏi tương tự
Ngôn Tử Hy
Xem chi tiết
Fercon
Xem chi tiết
Diễm Hòa
Xem chi tiết
Minh Nguyen Huu
Xem chi tiết
Y Sương
Xem chi tiết
Lê Hải Đăng
Xem chi tiết
Trang Nguyen
Xem chi tiết
nguyen trung hau
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Nam
Xem chi tiết