Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...
Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.
Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!
Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.
Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…
Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.
Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.
Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.
Tham khảo:
Trong lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã đi qua bao thăng trầm và cuộc chiến không khoan nhượng. Viết lên những trang sử hào hùng của dân tộc, không thể không nhắc tới công lao to lớn của những vị anh hùng như Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn.
Vận mệnh của 1 quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào những người anh hùng, những người lãnh đạo dẫn đường chỉ lỗi. Trong lịch sử, Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn là những nhà lãnh đạo tài ba, sáng suốt, có tài chí lớn, có sách lược chiến đấu, cách điều binh tài tình.
Lý Công Uẩn thể hiện tầm nhìn sáng suốt của mình bằng cách phát hiện vị trí kinh đô mới khi đang ở cương vị người đứng đầu đất nước. Ông đã anh minh phát hiện, phân tích vị trí của kinh đô hiện tại không phù hợp với tình thế đất nước lúc bấy giờ. Lý Công Uẩn đã quan sát, lựa chọn vàquyết định rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La, sau đó đổi tên là Thăng Long. Vài năm sau đó, kinh đô Hoa Lư đã hoàn thành sứ mệnh giúp hai nhà Đinh, Tiền Lê củng cố lại chính quyền đất nước, đánh đuổi quân Tống xâm lược. Đến ngày nay, Thăng Long (Hoa Lư) khi ấy vẫn là thủ đô của đất nước, góp phần to lớn vào thúc đẩy kinh tế , xây dựng đời sống cho nhân dân, tạo nền tảng vững chắc để giữ vững nền độc lập dân tộc của nước nhà.
Còn Trần Quốc Tuấn vốn là danh tuo2nsv đời Trần. Ông viếi Hịch tướng sĩ với mục đích khích lệ binh lính, nâng cao ý thức trách nhiệm và gợi cho người dân tình yêu quê hương đất nước. Lòng yêu nước thiết tha của người lãnh đạo đã chuyển hóa thành lòng căm thù mãnh liệt kẻ xâm lược, kẻ bán nước, tinh thần ấy lớn mạnh thành ý chí quyết tâm đánh thắng kẻ thù đã xâm lược nước ta.
Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn chính là minh chứng lịch sử chứng minh vai trò, tầm quan trọng của những nhà lãnh đạo đối với vận mệnh đất nước. Họ là những người đứng đầu, ở vị trí dẫn dắt, đi đầu. Thời chiến tranh, loạn lạc, họ chính là người lãnh đạo những cuộc kháng chiến, đấu tranh, vạch ra sách lược, chiến lược, tìm kiếm con đường và giải pháp để giành thắng lợi. Nếu con đường họ đi sai, phương pháp có lỗ hổng, cuộc đấu tranh có thể bị đẩy vào bế tắc, thậm chí thất bại. Nếu không có chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, không có con đường cứu nước mà Người vượt khắp đại dương để tìm về dân tộc Việt Nam có lẽ sẽ không được sống cuộc sống tự do, hòa bình như hôm nay.
Thời bình, những người lãnh đạo lại giữ vai trò xây dựng và phát triển đất nước, làm thế nào để đưa đất nước đi lên, "sánh vai với các cường quốc năm châu". Họ là những người có quyền quyết định nhiều hoạt động quan trọng của quốc gia. Nếu là người xuất sắc, vận mệnh quốc gia sẽ ngày càng tốt đẹp. Ngược lại, một sai lầm nhỏ của người lãnh đạo cũng có thể hủy hoại cả đất nước.
Hơn nữa, người đứng đầu bao giờ cũng có khả năng tập hợp, kết nối mọi người. Nếu người lãnh đạo có tiếng nói, có uy tín, mọi người sẽ tin tưởng và đi theo, cuối cùng sẽ tạo lên sức mạnh lớn. Ngược lại, khi có sự tranh cãi giữa người lãnh đạo, sự không phục thì rất nhiều khó khăn và rắc rối sẽ xuất hiện.
Có thể khẳng định, người lãnh đạo giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với vận mệnh đất nước. Lịch sử dân tộc ta có biết bao nhân vật đã tạo nên huyền thoại ở vai trò người lãnh đạo. Kế thừa truyền thống ấy, thế hệ mai sau đừng quên vị trí và nhiệm vụ của mình, phấn đấu trở thành người lãnh đạo thực sự của quốc gia.