Hướng dẫn soạn bài Ý nghĩa văn chương

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Yến Nhi Phạm Trần

Lập dàn ý bài văn lập luận giải thích cho đề văn sau:

Hãy giải thích ý nghĩa của câu:

"Thành công thành công đại thành công

Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết"

Yến Nhi Phạm Trần
14 tháng 3 2018 lúc 20:06

@Louise Francoise @Phạm Hoàng Giang rảnh hông giúp mik đi bn

Louise Francoise
14 tháng 3 2018 lúc 22:28

Mk chỉ gợi ý cho bn thôi nhé, các đoạn văn chỉ dùng để tham khảo.

Dàn ý chi tiết cho đề:

Hãy giải thích ý nghĩa cho đề văn:

"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công"

(Thêm ảnh cho sinh động ^^

Hướng dẫn soạn bài Ý nghĩa văn chương)

a) Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt, trích dẫn câu nói (Có thể nói về Hồ Chủ tịch rồi nêu ra luận điểm hoặc từ chủ đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta).

b) Thân bài:

* Dùng từ nối để gắn mở với thân, vd như: Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa của câu nói trên...

sau đó viết đoạn giải thích:

- "Đoàn kết" là gì ?

(Là những hành động thể hiện sự gắn kết, cùng nhau làm mọi việc vì mục đích chung

Đây là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay)

Từ ý nghĩa của "thành công" có thể suy ra ý nghĩa của "Đại thành công" (phần này bn tự viết, chỉ cần hiểu đơn giản "đại" là to, lớn, rồi kết hợp với nghĩa của đoàn kết là được)

- "Thành công" là gì ?

(Thành công có vô vàn định nghĩa với những tấm gương cụ thể. Có thể hiểu đơn giản thành công là khi ta đạt được điều bản thân mong muốn và điều đó có ích cho toàn xã hội, được mọi người tôn trọng)

Tương tự, cũng từ ý nghĩa của "thành công" mà suy ra nghĩa của "đại thành công".

Gợi ý cho bài làm:

Đoàn kết là sự gắn bó mật thiết, chung tay để làm một việc nào đó. Thể hiện tinh thần tập thể của một nhóm người hay của cả dân tộc ta. Từ rất sớm mỗi chúng ta đều đã nghe “Câu chuyện bó đũa” cho thấy sức mạnh giữa việc gắn kết, đoàn kết thành một khối với việc tách ra lẻ tẻ. Hay Bác Hồ qua lời kêu gọi đã nhấn mạnh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”. Đặt vào bối cảnh khi đất nước đang phải gồng mình chống chọi với kẻ thù lớn mạnh, khi đó đoàn kết là tinh thần không thể thiếu. Đoàn kết không chỉ ở một nhóm nhỏ mà Bác đã nhấn mạnh “đại đoàn kết” ý chỉ một khối lớn, tinh thần đoàn kết rộng rãi, chặt chẽ mang tính chất toàn dân. Tức là toàn dân tộc ta phải muôn người như một, đồng tâm hiệp lực trong xây dựng đất nước và chiến đấu.

Có thể tham khảo:

“Thành công” ý chỉ kết quả đạt được như ý muốn, như cái mình đã đề ra. Đặt vào hoàn cảnh của cuộc chiến thì đoàn kết sẽ đem lại thành công chính là giành thắng lợi to lớn cho dân tộc. Sở dĩ vậy là do đoàn kết sẽ tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân, phát huy được sức mạnh tiềm tàng của dân tộc, một sức mạnh vĩ đại để có thể đối chọi với mọi lực lượng thù địch trong cuộc đấu tranh giành độc lập thống nhất đất nước.

(Nguồn: Chứng minh câu nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”)

Hoặc:

Trong thực tế cuộc sống, đoàn kết là sự tập hợp nhau lại, cùng nhau chung sức người, sức của để cùng cố gắng vươn lên đạt được mục đích mà tất cả cùng mong đợi. Chung sức người nghĩa là chung về sức lực, ý chí, trí tuệ; còn chung sức của tức là chung về của cải vật chất. Có thể kể ra ví dụ về chung sức của sau: Trong kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã phát động phong trào quyên của nhiều người, thì sẽ có sự liên kết của nhiều sức lực và do đó giải quyết được việc lớn. Tương tự như vậy, khi có sự liên kết của nhiều người thì sẽ có sự liên kết nhiều của cải; từ đó giúp cho một tổ chức có điều kiện, của cải, sức lực nhiều thêm và lúc đó sẽ giải quyết được nhiều việc có kết quả. Ngược lại, khi không có sự đoàn kết của nhiều người mà là tách biệt được việc lớn và khó.

Mỗi con người, khi tách riêng thì không gì so với toàn xã hội to lớn. Một vì sao không thể chiếu sáng hết bầu trời. Một cây đại thụ vẫn không thể là một khu rừng rậm rạp… vì vậy tất cả mọi người, các tổ chức, các tập thể đều phải tập hợp lại, đoàn kết lại để tạo ra thành công, để làm được những công việc có ý nghĩa to lớn.

Đoàn kết dẫn đến thành công thì ắt rằng “Đại đoàn kết” sẽ dẫn đến “đại thành công”. “Đại” là nói đến sự tăng lên về số lượng và cũng là tăng lên về sức mạnh. Tức là không chỉ đoàn kết trong một nhóm người mà cả dân tộc, cả nhân loại trên thế giới. “Đại” còn có nghĩa là tăng về mặt chất lượng, về trí tuệ, về tinh thần. Điều này thể hiện ở chỗ khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết thế giới càng rộng lớn thì tinh thần quyết chiến, quyết thắng càng được nhân lên gấp bội.

* Dẫn chứng:

(Nêu ra 1 số dẫn chứng cụ thể. Chú ý không phân tích mà chỉ để khơi gợi ra thôi vì đây không phải văn chứng minh)

Vd: Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh rõ điều đó. Ra đời trong thời kì kháng chiến chống Pháp, lời kêu gọi: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết / Thành công, thành công, đại thành công của Hồ Chủ tịch đã có ý nghĩa lớn đối với nhân dân, được nhân dân ủng hộ. Sau lời kêu gọi đó là sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân về mọi mặt. Tùy khả năng của mình, mọi người già, trẻ, gái, trai ai, cũng tham gia cứu nước trong điều kiện của mình. Anh bộ đội, chị dân công, anh công nhân, bác nông dân, trẻ em, người già và những người có của ở cả trong nước và ngoài nước đã đóng góp sức người và sức của vào cuộc kháng chiến.

* Trong cuộc sống ngày nay, sự đoàn kết có vai trò như thế nào để có được thành công ?

- Trong lao động sản xuất cũng nhờ tinh thần đoàn kết mà nhân dân ta đã xây dựng nên những công trình to lớn như: nhà máy thủy điện sông Đà, Trị An, những cây cầu lớn bắc qua sông để khơi thông các tuyến đường….Hay ông cha ta từ xa xưa đã đoàn kết, đồng lòng để dùng đôi bàn tay và vật dụng thô sơ để đắp nên những con đê chạy dài hàng chục cây số để bao bọc xóm làng, ruộng đồng. Từ đó hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra thuận lợi hơn, tránh được những ảnh hưởng của thiên tai như bão, lũ lụt… Nhân dân an cư lạc nghiệp, xây dựng đời sống và phát triển kinh tế, xã hội.

- Ngày nay, khi đất nước đang đứng trên đà phát triển, trong công cuộc xây dựng đất nước tinh thần đoàn kết vẫn cần tiếp tục và cần được phát huy hơn nữa. Để trở nên giàu mạnh sánh ngang với các cường quốc năm châu thì mỗi cá nhân chúng ta cần chăm chỉ học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản thân. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ. Câu nói về tinh thần đoàn kết của Bác luôn đúng cho mọi thời đại...

Còn nhiều dẫn chứng nữa bn tự kể ra nhé.

* Khẳng định vai trò của câu nói, rút ra bài học.

c) Kết bài: Vị trí của câu nói trong hiện tại:

Vd: Câu nói của Bác Hồ trên đây, không chỉ đúng với sự nghiệp cách mạng nhân dân ta trước đây, mà trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay vẫn đúng; không chỉ đúng với sự nghiệp chung của toàn dân, mà trong sự nghiệp của mỗi người nếu biết đoàn kết, tranh thủ được sự giúp đỡ của mọi người xung quanh cũng sẽ dẫn đến những thành công mĩ mãn.

Hoặc:

Lời dạy của Bác Hồ đúng ở mọi hoàn cảnh trong xã hội trong xã hội xưa và nay nó đều là những bài học xương máu những bài học đã thấm đẫm những chiêm nghiệm và những trải nghiệm thực tế qua đó đã tạo ra cho mọi người những niềm tin về một Đảng lãnh đạo to lớn.

Xin lỗi vì trả lời muộn nha ^^

_Yorin_


Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
daothilamthy
Xem chi tiết
Mai Nguyệt
Xem chi tiết
Anh Nguyễn Tuấn
Xem chi tiết
ha nguyen khoi
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
Linh Bui
Xem chi tiết
Đinh Khánh Linh
Xem chi tiết
Phác Xán Liệt
Xem chi tiết