Bài 21. Ôn tập chương IV

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Bảo Ngọc.

lập bảng thống kê tình hình kinh tế thời Lý-Trần và Lê sơ

nguyễn thị thảo ngân
31 tháng 1 2018 lúc 7:47

LE SO:

Nông nghiệp: Đặt các chức quan chuyên lo về nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ. Thực hiện phép quân điền. Chú trọng việc khai hoang. Cấm giết trâu, bò; điều động dân phu mùa cấy gặt. Thủ công nghiệp Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng, xã phát triển: Kéo tơ, dệt lụa, đúc đồng… Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời: Bát Tràng làm gốm; Làng Vân Chàng rèn sắt… Các xưởng thủ công do nhà nước quản lý (Cục bách tác) Nghề khai mỏ được đẩy mạnh: Mỏ đồng, vàng… Thương nghiệp: Trong nước: Khuyến khích họp chợ, mở chợ mới. Đúc tiền đồng... Ngoài nước: Duy trì việc buôn bán với nước ngoài. Một số của khẩu kiểm soát chặt chẽ
nguyễn thị thảo ngân
31 tháng 1 2018 lúc 7:48

LY:1. Nông nghiệp là nền tảng kinh tế chủ yếu.
- Ruộng đất gồm ruộng công làng xã, ruộng phong cấp cho con cháu, và người có công, ruộng khai hoang.
- Thủy lợi: cho đào kênh, khơi ngòi, đắp đê.
- Cấm mổ trộm trâu bò để bảo vệ sức kéo .
- Nhà vua làm lễ tế thần Nông, xong tự cầm cầy - lễ Tịch Điền.

2. Thủ công nghiệp:
- Thủ công nghiệp trong nhân dân được phát triển như trồng dâu, nuôi tầm, kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, làm đồ trang sức, vàng bạc, làm giấy, đúc đồng ……
- Xưởng thủ công nhà nước ở Thăng Long, dùng hàng nội hóa.
- Các công trình nổi tiếng của thợ thủ công: chuông Qui Điền, tháp Báo Thiên…

3. Thương nghiệp:
- Buôn bán trong nước được mở rộng, Thăng Long là trung tâm kinh tế, chính trị.
- Buôn bán tấp nập ở biên giới Việt - Trung, bến Vân Đồn (Quảng Ninh)
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh do điều kiện độc lập, hòa bình và ý thức dân tộc

nguyễn thị thảo ngân
31 tháng 1 2018 lúc 7:51

TRAN:

Nông nghiệp :

-Thực hiện nhiều chính sách khuyến khích nên nông nghiệp được phục hồi và phát triển .

-Ruộng khai hoang mở rộng gồm ruộng công và ruộng tư,điền trang , thái ấp của quý tộc ,vương hầu , ruộng của địa chủ ngày càng nhiều.

-Ruộng đất công làng xã chiếm ưu thế về diện tích, chia cho nông dân cày cấy và nộp thuế , là nguồn thu nhập chính của nhà nước.

-Cho đắp đê quai vạc từ đầu nguồn tới bờ biển.

*Thủ công nghiệp phát triển :

-Mở rộng xưởng thủ công nhà nước, trình độ kỹ thuật được nâng cao, như dệt tơ lụa ,đóng được thuyền lớn đi trên biển, chế tạo được súng.

-Hàng thủ công trong nhân dân tăng như làm gốm , rèn sắt , đúc đồng , làm giấy …….

-Thợ thủ công cùng nghề họp thành làng nghề ở nông thôn như làng gốm -Bát Tràng ,tại Thăng Long thành phường nghề .Trình độ kỹ thuật và mặt hàng sản xuất được thống nhất và nâng cao về chất lượng.

*Buôn bán tấp nập, các chợ ra đời , buôn hàng chuyến bằng thuyền .

-Trung tâm buôn bán là Thăng Long. Nam Xang

-Vân Đồn là nơi buôn bán với thương nhân nước ngoài.

* Nhận xét: kinh tế phát triển và phục hồi .

Thiên Bình Lạnh Lùng
1 tháng 2 2018 lúc 13:47

* TÌNH HÌNH KINH TẾ THỜI LÊ SƠ:

* Nông nghiệp:

- Khắc phục hậu quả chiến tranh:

+ Cho 25 vạn lính về làm ruộng, kêu gọi dân phiêu tán về quê

+ Đặt 1 số chức quan chăm lo nông nghiệp

+ Thực hiện " phép quân điền"

* Thủ công nghiệp:

+ Thủ công nghiệp cổ truyền: ngày càng phát triển, nhiều loại nghề chuyên nghiệp ra đời

+ Thủ công nhà nước ( Cục bách tác) : chế tạo vũ khí, đúc tiền, khai mỏ

* Thương nghiệp:

+ Khuyến khích lập chợ, họp chợ, buôn bán với nước ngoài được duy trì, mở rộng và phát triển


Các câu hỏi tương tự
jin kim
Xem chi tiết
Thắng Nguyễn
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
phạm thị thu phương
Xem chi tiết
Phan Đạt
Xem chi tiết
Lê Trung Dũng
Xem chi tiết
Lê Thị Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Phan Quốc
Xem chi tiết
linh angela nguyễn
Xem chi tiết