LÀNG CHÀI DỌC SÔNG LAM
Làng chài dọc sông Lam
Nhấp nhô từng mái rạ
Cha xuôi ngược đêm ngày
Chở đầy thuyền tôm cá.
Đây dầm xanh, anh vũ
Đặc sản xưa tiến vua
Này con rô, con chép
Này con ốc, con cua.
Mẹ đem ra chợ phiên
Bán thành từng mớ nhỏ
Mua áo mới cho em
Giày dép và sách vở.
Thương mẹ ngồi vá lưới
Cha sửa lại con thuyền
Mong ngày mai nhiều cá
No tròn vầng trăng lên.
(Phạm Văn Khiêm, Sông Lam, số 8, tháng 8+9, Nxb Nghệ An, 2020, tr. 105)
Câu 1. Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. Theo em, khổ thơ thứ 2 sử dụng phép tu từ gì? Tác dụng?
Câu 3. Cuộc sống lao động của làng chài dọc sông Lam được gợi tả qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào làm em ấn tượng nhất? Vì sao?
Câu 4. Trong khổ thơ cuối, có 2 động từ trực tiếp bộc lộ tình cảm của nhân vật trữ tình đối với mẹ, cha. Hãy chỉ ra và nêu cảm nhận của em về tình cảm đó
1. PTBĐ: Miêu tả và biểu cảm
2. BPTT: Liệt kê
Tác dụng: Làm cho đoạn thơ thêm sinh động
Cho người đọc thấy sự phong phú của các loài vật ở sông Lam
3. Qua hình ảnh:
''Chở đầy thuyền tôm cá.''
''Mong ngày mai nhiều cá
No tròn vầng trăng lên.''
Hình ảnh: ''Chở đầy thuyền tôm cá.'' làm em ấn tượng nhất vì cho thấy sự trù phú của dòng sông Lam và khi có nhiều cá, mẹ mới bán được nhiều để có tiền mua giày dép và sách vở
4. Hai động từ: ''thương'', ''mong''
Cảm nhận: Cho thấy tình cảm yêu mến, thân thương của nhân vật với cha mẹ, mong muốn cha mẹ có nhiều cá để có thu nhập.