Ôn tập lịch sử lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Phương Anh

Khái quát những nét chính về quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai và cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc kì chống Thực dân Pháp xâm lược?

Trịnh Long
20 tháng 3 2020 lúc 21:18

Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp chuẩn bị mở rộng cuộc chiến tranh ra cả nước.Chúng phái gián điệp ra Bắc, điều tra tình hình bố phòng của ta, bắt ta liên lạc với Giăng Đuy-puy, một lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc-Việt Nam. Ngoài ra, Pháp còn lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc, kích động họ nổi lên chống triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp đến.

Tháng 11-1872, ỷ thế nhà Thanh, Đuy-puy tự tiện cho tàu theo sông Hồng lên Vân Nam buôn bán, dù chưa được phép của triều đình Huế. Hắn còn ngang ngược đòi được đóng quân trên bờ sông Hồng, có nhượng địa ở Hà Nội, được cấp than đá để đưa sang Vân Nam. Lính Pháp và thổ phỉ dưới trướng ĐUy-puy còn cướp thuyền gạo của triều đình, bắt quan, lính và dân ta đem xuống tàu; khước từ lời mời tới thương thuyết của Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Tri Phương. Chớp cơ hội triều Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuy-puy” đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp ở Sài Gòn phái Đại úy Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc.

Ngày 5-11-1873, đội tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà Nội. Sau khi đội quân với Đuy-puy, quân Pháp liền giở trò khiêu khích.

Ngày 16-11-1873, sau khi có thêm viện binh, Gác-ni-ê liền tuyên bố mở cửa sông Hồng, áp dụng biểu thuế quan mới. Sáng 19-11, hắn gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải tán quân đội, nộp khí giới…Không đợi trả lời, mờ sáng 20-11-1873, quân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội. Những ngày sau đó, chúng đưa quân đi chiếm các tỉnh thành ở đồng bằng Bắc Kì: Hưng Yên (23-11), Phủ Lí (26-11), Hải Dương (3-12), Ninh Bình (5-12) và Nam Định (12-12).

Nguồn:buithianhtho

Khách vãng lai đã xóa
Phúc
20 tháng 3 2020 lúc 20:58

Hiệp ước Giáp Tuất (1874) đã gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dân chúng cả nước.
Nền kinh tế đất nước ngày càng kiệt quệ. Nhân dân đói khổ. Giặc cướp nổi lên ở khắp nơi, có lúc triều đình đã phải cầu cứu cả quân Pháp và quân Thanh đánh dẹp. Các đề nghị cải cách, duy tân đều bị khước từ. Tình hình rối loạn cực độ.
Trong khi đó, tư bản Pháp đang phát triển mạnh, rất cần nguồn tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kì nên chúng quyết tâm xâm chiếm bằng được.
Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến của Pháp, ngày 3 - 4 - 1882 quân Pháp, do viên đại tá Ri-vi-e chỉ huy, đã đổ bộ lên Hà Nội.
Ngày 25 - 4 - 1882. Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, đòi nộp khí giới và giao thành không điều kiện.
Không đợi trả lời. quân Pháp nổ súng tấn công. Quân ta anh dũng chống trả, nhưng chỉ cầm cự được gần một buổi sáng.
Đến trưa, thành mất. Hoàng Diệu thắt cổ tự tử để bảo toàn khí tiết.
Triều đình Huế vội vàng cầu cứu quân Thanh và cử người ra Hà Nội thương thuyết với Pháp ; đồng thời ra lệnh cho quân ta phải rút lên mạn ngược. Thừa dịp, quân Thanh ồ ạt kéo sang nước ta, đóng ở nhiều nơi. Trong khi đó, quân Pháp nhanh chóng toả đi chiếm Hòn Gai,
Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì.

Khách vãng lai đã xóa
Sách Mọt
20 tháng 3 2020 lúc 20:58

Hiệp ước Giáp Tuất (1874) đã gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dân chúng cả nước.
Nền kinh tế đất nước ngày càng kiệt quệ. Nhân dân đói khổ. Giặc cướp nổi lên ở khắp nơi, có lúc triều đình đã phải cầu cứu cả quân Pháp và quân Thanh đánh dẹp. Các đề nghị cải cách, duy tân đều bị khước từ. Tình hình rối loạn cực độ.
Trong khi đó, tư bản Pháp đang phát triển mạnh, rất cần nguồn tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kì nên chúng quyết tâm xâm chiếm bằng được.
Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến của Pháp, ngày 3 - 4 - 1882 quân Pháp, do viên đại tá Ri-vi-e chỉ huy, đã đổ bộ lên Hà Nội.
Ngày 25 - 4 - 1882. Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, đòi nộp khí giới và giao thành không điều kiện.
Không đợi trả lời. quân Pháp nổ súng tấn công. Quân ta anh dũng chống trả, nhưng chỉ cầm cự được gần một buổi sáng.
Đến trưa, thành mất. Hoàng Diệu thắt cổ tự tử để bảo toàn khí tiết.
Triều đình Huế vội vàng cầu cứu quân Thanh và cử người ra Hà Nội thương thuyết với Pháp ; đồng thời ra lệnh cho quân ta phải rút lên mạn ngược. Thừa dịp, quân Thanh ồ ạt kéo sang nước ta, đóng ở nhiều nơi. Trong khi đó, quân Pháp nhanh chóng toả đi chiếm Hòn Gai,
Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì.

Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
20 tháng 3 2020 lúc 21:01

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai:

- Âm mưu của Pháp: lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 (ngăn cản việc đi lại của người Pháp trên sông Hồng, dao thiệp với nhà Thanh). ⇒ Ngày 3 - 4 - 1882, quân Pháp đổ bộ vào Hà Nội.

- Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu ta hạ khí giới và giao thành không điều kiện.

- Ngày 25 - 4 - 1882, Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội, rồi mở rộng đánh chiếm ra các tỉnh thuộc Bắc Kì.

- Quân ta anh dũng chống trả nhưng thành Hà Nội vẫn bị rơi vào tay giặc.

- Quân Pháp tỏa đi đánh chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Huệ
Xem chi tiết
Hiếu Đỗ
Xem chi tiết
Minhduc
Xem chi tiết
Trần An
Xem chi tiết
【 V I O 】 《 G A C H A...
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hiếu
Xem chi tiết
Panh Nguyễn
Xem chi tiết
Minh
Xem chi tiết
BW_P&A
Xem chi tiết
ʟɪʟɪ
Xem chi tiết