Câu 101: Có phản ứng sau:
.............. + H2SO4 -----> BaSO4 + .............
Để phản ứng trên xảy ra được thì em phải chọn chất nào trong các chất sau:
A. BaCO3; B. BaO; C. Ba; D. Ba(OH)2; E. cả A, B, C, D.
Câu 102: Có 3 lọ bị mất nhãn, đựng các chất rắn sau: CuO, BaCl2, Na2CO3. Em hãy chọn duy nhất một thuốc thử để phân biệt ba chất rắn trên.
A. NaOH; B. CaCl2; C. H2SO4; D. KCl; E. Một axít nào đó.
Câu 103: Để phân biệt hai dung dịch Na2SO4 và K2CO3, em có thể dùng dung dịch thuốc thử nào:
A.CaCl2, B.KOH, C.H2SO4, D.Pb(NO3)2, E.Cả A,B,C,D.
Câu 104:Hòa tan hoàn toàn 50g CaCO3 vào dung dịch axít clohiđríc dư. Biết hiệu suất của phản ứnglà 85%. thể tích của khí CO2 (đktc) thu được là:
A.7,14 (l) , B. 9,25 (l) , C. 11,2 (l) , D. 9,52 (l) , E. 6,52 (l).
Câu10 5: Ait sunfuric đậm đặc có tác dụng hút ẩm rất tốt. vì vậy nó được dùng làm khô các khí bị lẩn hơi nước. Trong các khí sau, khí nào được làm khô bởi H2SO4 đậm đặc:
A. NH3,Cl2,CO2.; B. CO2,Cl2,HCl ; C. Cl2,CO2,O2 ; D. O2,HCl,CO2.
Câu10 6: Đốt cháy hoàn toàn phốt pho đỏ trong bình kín chứa ôxi, sau đó cho 5ml nước vào bình và lắc để cho chất bột trắng tan hết. Cho mẩu quỳ tím vào dung dịch thu được,thì quỳ tím chuyển màu:
A. Xanh, B. Không đổi màu, C.Vàng, D. Đỏ, E. Tím.
Câu10 7: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl2 đến khi kết tủa không tạo thêm nữa thì dừng(lượng NaOH dùng vừa đủ) . Lọc kết tủa, đem nung thì chất rắn thu được là:
A. Cu, B. Cu2O, C. CuO, D. CuO2, E. Cu2O3.
Câu 108: Có 4 ống nghiệm đựng 4 dung dịch sau:
I. KOH, II. NaCl, III. Ba(HCO3)2, IV. Ba(NO3)2.
Dung dịch trong ống nghiệm nào làm quỳ tím hóa xanh:
A. I và II, B. I và III, C. II và IV, D. III và IV, E. I , III và IV.
Câu 109: Cho các dung dịch sau: I. HCl, II. CaCl2, III. H2SO4, IV. KHCO3. Dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ:
A. I và II, B. I và IV, C. II, III và IV, D. I,III và IV, E. I và III.
Câu 110: Có ba lọ đựng hóa chất:Cu(OH)2, BaCl2, và KHCO3. Để nhận biết ba lọ trên, cần dùng hóa chất nào?
A.NaCl, B. NaOH, C. CaCl2, D. H2SO4, E. AgNO3.
Câu 111:Tính chất hóa học chung của kim loại là tác dụng với:
A. Phi kim, axit; B. Phi kim, bazơ, muối ; C. Phi kim, axit, muối.
D. Oxit bazơ, axit ; E. Axit, muối, oxit phi kim.