Cho 1mol axit H2SO4 tác dụng 1mol dung dịch KOH. Giấy quỳ tím nhúng vào dung dịch tạo thành sau phản ứng sẽ:
A. chuyển sang màu xanh
B. Giữ nguyên màu tím
C. chuyển sang màu đỏ
D. Cả A, B đúng.
1 Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl có sẵn mẩu quỳ tím có hiện tượng gì?
2 Có những bazơ: KOH ;Cu(OH)2; Mg(OH)2 ; Fe(OH)3: NaOH. Hãy cho biết những bazơ nào :
a) Tác dụng với HCl b) Bị phân hủy ở nhiệt độ cao
c) Tác dụng với CO2 d) Đổi màu quỳ tím thành xanh.
Câu 11. Hiện tượng quan sát được khi cho kim loại copper (đồng) Cu vào dung dịch hydrochloric acid HCl là
A. kim loại tan dần, xuất hiện bọt khí không màu, không mùi, dung dịch chuyển màu xanh lam.
B. kim loại tan dần, xuất hiện bọt khí không màu, mùi khai.
C. kim loại không phản ứng, không hiện tượng gì xảy ra.
D. kim loại tan dần, xuất hiện bọt khí không màu, không mùi.
Câu 12. Hiện tượng quan sát được khi cho kim loại copper (đồng) Cu vào dung dịch sulfuric acid H2SO4 đặc là
A. kim loại tan dần, xuất hiện bọt khí không màu, mùi hắc, dung dịch chuyển dần sang màu xanh lam.
B. kim loại tan dần, xuất hiện bọt khí không màu, mùi khai.
C. kim loại tan dần, xuất hiện bọt khí không màu, không mùi, dung dịch chuyển dần sang màu xanh lam.
D. kim loại không phản ứng, không hiện tượng gì xảy ra.
Câu 13. Cho 2,8 gam kim loại M hóa trị II tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng 1.2395 lít khí H2 (250C, 1 bar). Kim loại M là
A. Ca. B. Zn. C. Mg. D. Fe.
Câu 14. Để phân biệt dung dịch hydrochloric acid HCl và dung dịch sulfuric acid H2SO4 loãng, ta có thể dùng
A. quỳ tím. B. nước.
C. zinc (kẽm) Zn. D. dung dịch barium chloride BaCl2.
Câu 15. Để phân biệt dung dịch sulfuric acid H2SO4 loãng và sulfuric acid H2SO4 đặc, ta có thể dùng
A. quỳ tím.
B. dung dịch sodium hydroxide NaOH.
C. copper (đồng) Cu.
D. dung dịch barium chloride BaCl2.
Cho 3 mol dung dịch KOH vào 2 mol dung dịch HCl thu được dung dịch X. Nhúng giấy quì tím vào dung dịch X thì quì tím thay đổi như thế nào?
Bằng phương pháp hóa học hãy trình bày các nhận biết
a. 4 dung dịch NaCl, Na2SO4, Ba(OH)2, NaOH, H2SO4 ( chỉ được dùng thêm quỳ tím )
b. Các dung dịch NaCl, AgNO3, Na2SO4, Ba(OH)2, NaNO3.
c. Các dung dịch HNO3, H2SO4, Ba(NO3)2, KOH ( chỉ được dùng thêm quỳ tím )
Chỉ được dùng quỳ tím hay nhận biết các dung dịch không màu trong các lọ hóa chất mất nhãn sau: Ca(OH)2 , NaOH , H2SO4 .Viết các phương trình hóa học xảy ra trong quá trình phản ứng!
Trộn 150 ml dung dịch NaOH 2M với dung dịch FeCl3 1M. a. Viết phương trình hóa học minh họa. b. Để phản ứng xảy ra vừa đủ thì cần bao nhiêu ml dung dịch FeCl3? c. Nếu đem toàn bộ lượng dung dịch NaOH trên trung hòa với 200 ml dd H2SO4 1M thì dung dịch muối thu được sau khi phản ứng kết thúc sẽ có nồng độ mol/l là bao nhiêu? (Xem như thể tích dung dịch trước và sau phản ứng là không đổi).
Câu 3 Cho 30,6 g BaO tác dụng với nước thu được 0,5 lít dung dịch A.
a. Khi cho quỳ tím vào dung dịch A, thì có hiện tượng gì?
b. Viết PTHH và tính nồng độ mol của dung dịch A.
c. Tính khối lượng dd H2SO4 39,2% cần dùng để trung hoà dd bazơ thu được ở trên.
Câu 101: Có phản ứng sau:
.............. + H2SO4 -----> BaSO4 + .............
Để phản ứng trên xảy ra được thì em phải chọn chất nào trong các chất sau:
A. BaCO3; B. BaO; C. Ba; D. Ba(OH)2; E. cả A, B, C, D.
Câu 102: Có 3 lọ bị mất nhãn, đựng các chất rắn sau: CuO, BaCl2, Na2CO3. Em hãy chọn duy nhất một thuốc thử để phân biệt ba chất rắn trên.
A. NaOH; B. CaCl2; C. H2SO4; D. KCl; E. Một axít nào đó.
Câu 103: Để phân biệt hai dung dịch Na2SO4 và K2CO3, em có thể dùng dung dịch thuốc thử nào:
A.CaCl2, B.KOH, C.H2SO4, D.Pb(NO3)2, E.Cả A,B,C,D.
Câu 104:Hòa tan hoàn toàn 50g CaCO3 vào dung dịch axít clohiđríc dư. Biết hiệu suất của phản ứnglà 85%. thể tích của khí CO2 (đktc) thu được là:
A.7,14 (l) , B. 9,25 (l) , C. 11,2 (l) , D. 9,52 (l) , E. 6,52 (l).
Câu10 5: Ait sunfuric đậm đặc có tác dụng hút ẩm rất tốt. vì vậy nó được dùng làm khô các khí bị lẩn hơi nước. Trong các khí sau, khí nào được làm khô bởi H2SO4 đậm đặc:
A. NH3,Cl2,CO2.; B. CO2,Cl2,HCl ; C. Cl2,CO2,O2 ; D. O2,HCl,CO2.
Câu10 6: Đốt cháy hoàn toàn phốt pho đỏ trong bình kín chứa ôxi, sau đó cho 5ml nước vào bình và lắc để cho chất bột trắng tan hết. Cho mẩu quỳ tím vào dung dịch thu được,thì quỳ tím chuyển màu:
A. Xanh, B. Không đổi màu, C.Vàng, D. Đỏ, E. Tím.
Câu10 7: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl2 đến khi kết tủa không tạo thêm nữa thì dừng(lượng NaOH dùng vừa đủ) . Lọc kết tủa, đem nung thì chất rắn thu được là:
A. Cu, B. Cu2O, C. CuO, D. CuO2, E. Cu2O3.
Câu 108: Có 4 ống nghiệm đựng 4 dung dịch sau:
I. KOH, II. NaCl, III. Ba(HCO3)2, IV. Ba(NO3)2.
Dung dịch trong ống nghiệm nào làm quỳ tím hóa xanh:
A. I và II, B. I và III, C. II và IV, D. III và IV, E. I , III và IV.
Câu 109: Cho các dung dịch sau: I. HCl, II. CaCl2, III. H2SO4, IV. KHCO3. Dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ:
A. I và II, B. I và IV, C. II, III và IV, D. I,III và IV, E. I và III.
Câu 110: Có ba lọ đựng hóa chất:Cu(OH)2, BaCl2, và KHCO3. Để nhận biết ba lọ trên, cần dùng hóa chất nào?
A.NaCl, B. NaOH, C. CaCl2, D. H2SO4, E. AgNO3.
Câu 111:Tính chất hóa học chung của kim loại là tác dụng với:
A. Phi kim, axit; B. Phi kim, bazơ, muối ; C. Phi kim, axit, muối.
D. Oxit bazơ, axit ; E. Axit, muối, oxit phi kim.