Cho 2,4g 1 kim loại X thuộc nhóm IIA hòa tan vừa hết trong dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH dư thu được 5,8g kết tủa.
a, Xác định kim loại X.
b, Tính thể tích dung dịch HCl
Hòa tan 23,4 gam kim loại R thuộc nhóm IA vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl 25% thu được dung dịch X và 6,72 lít khí Y (ở đktc). Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X
Hòa tan 20,2 g hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được 6,72 lít khí (đktc).
a. Xác định tên 2 kim loại đó và tính khối lượng mỗi kim loại.
Nếu cho 10,1g X vào dung dịch HCl dư thì khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu g?
Cho 8,8g hỗn hợp 2 kim loại A,B thuộc nhóm IIA và ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl dư thu được dung dịch D và V (lít) H2 . Nếu thêm 0,5 mol AgNO3 vào dung dịch D thì chưa kết tủa hết A, B. Nếu thêm 0,7 mol vào dung dịch D thì AgNO3 dư. Xác định A, B.
Hòa tan hoàn toàn 3.2g hỗn hợp gồm 2 kim loại ở 2 chu kì liên tiếp nhau ở nhóm IIA vào dung dịch HCL dư thu được 2.24 lít H2(đktc). Xác định 2 kim loại đó
Hòa tan hoàn toàn 4,6g kim loại kiềm M vào H2O thì thu được 2,24 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Nhỏ từ từ đến hết V lít dung dịch HCl 1M vào dung dịch X thì thu được dung dịch Y chứa 10,96g chất tan. Tính V
cho 8,8 hỗn hợp 2 kim loại A, B hòa tan hoàn toàn trong dung dịch hcl dư thu được 6,72 lít khí h2 (đktc) A,B thuộc hai chu kì liên tieeonhau thuộc nhóm IIIA. A, B là gì ?
Hòa tan hoàn toàn a gam kim loại R thuộc nhóm IIA trong b gam dung dịch HCl 2,5M (d=1,14 g/ml) thì vừa đủ. Dung dịch muối thu được sau phản ứng có khối lượng tăng 1,76 gam so với dung dịch HCl ban đầu. Biết b=38a. Xác định giá trị a, b và tìm tên kim loại R. Cho nguyên tử khối: H=1; Be=9; Mg=24; Ca=40; Sr=88; Ba=137; Fe=56; Cu=64; O=16; Cl=35,5.