Hãy tính các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu về điềm khảo sát của lớp A và lớp B ở đầu bài học để phân tích và so sánh hiệu quả học tập của hai phương pháp này.
Hai phương pháp học tiếng Anh khác nhau được áp dụng cho hai lớp A và B có trình độ tiếng Anh tương đương nhau. Sau hai tháng, điềm khảo sát tiếng Anh (thang điểm 10) của hai lớp được cho như hình bên.
2 | 7 | 6 | 3 | 9 |
8 | 6 | 7 | 9 | 2 |
5 | 7 | 5 | 9 | 8 |
8 | 7 | 4 | 3 | 5 |
5 | 4 | 5 | 7 | 7 |
Lớp A
6 | 7 | 6 | 4 | 7 |
9 | 3 | 8 | 7 | 5 |
5 | 6 | 8 | 7 | 4 |
5 | 3 | 10 | 7 | 9 |
6 | 7 | 6 | 7 | 5 |
Lớp B
Quan sát hai mẫu số liệu trên, có thể đánh giá được phương pháp học tập nào hiệu quả hơn không? Để làm được điều đó, người ta thường tính toán các số đặc trưng cho mỗi mẫu số liệu rồi so sánh.
Lớp A:
Trung bình cộng lớp A: \(\overline {{X_A}} = \frac{{148}}{{25}} = 5,92\)
Bảng tần số:
Điểm | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Số HS | 2 | 2 | 2 | 5 | 2 | 6 | 3 | 3 |
Do n=25 nên trung vị: số thứ 13
Do 2+2+2+5+2=13
=> Trung vị là 6.
Mốt là 7 do 7 có tần số là 6 (cao nhất)
Lớp B:
Trung bình cộng lớp B: \(\overline {{X_B}} = \frac{{157}}{{25}} = 6,28\)
Bảng tần số:
Điểm | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Số HS | 2 | 2 | 4 | 5 | 7 | 2 | 2 | 1 |
Do n=25 nên trung vị: số thứ 13
Do 2+2+4+5=13
=> Trung vị là 6.
Mốt là 7 do 7 có tần số là 7 (cao nhất)
Trừ số trung bình ra thì trung vị và mốt của cả hai mẫu số liệu đều như nhau
=> Hai phương pháp học tập hiệu quả như nhau.