1. Đoạn thơ trong bài "Tây Tiến"
a. Vẻ đẹp bi thương hào hùng của đoàn quân Tây Tiến trên đường hành quân "Tây tiến đoàn binh không mọc tóc. Quân xanh màu lá dữ oai hùm":
- Phân tích các hình ảnh:
+Hình ảnh "không mọc tóc" "xanh màu lá" là hậu quả của những ngày tháng hành quân và những cơn sốt rét rừng làm con người ta tiều tụy.
+"đoàn binh" gợi ra một đội ngũ đông đảo, hừng hực khí thế chiến đấu.
+"quân xanh màu lá" có thể hiểu là màu lá ngụy trang, hay là màu da xanh, gầy yếu của những chiến sĩ vì sốt rét, vì cuộc sống kham khổ nơi rừng thiêng nước độc
+"dữ oai hùm" sự đối lập giữa ngoại hình và tính cách, phong độ, tinh thần sức mạnh chiến đấu của những người lính.
- Liên hệ: hình ảnh sốt rét xuất hiện nhiều lần trong thơ ca kháng chiến "Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh. Sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi" ("Đồng chí"- Chính Hữu)
- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ tài tình của nhà thơ:
+Cách nói "không mọc tóc" chứ không phải là "tóc không mọc" cách nói hóm hỉnh, lạc quan, vui tươi không ngại khó khăn.
+"đoàn binh" chứ không phải "đoàn quân" gợi lên sự mạnh mẽ lạ thường. "dữ oai hùm" là một dáng vẻ oai phong lẫm liệt. Do đó, chất thơ có hiện thực mà vẫn lãng mạn, bi mà vẫn tráng.
b. Những người lính mang vẻ đẹp hòa hoa, lãng mạn của những chàng trai Hà thành: "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới. Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"
- Người chiến sĩ gửi "mộng" từ nơi biên cương tổ quốc đầy bóng giặc về Tổ quốc, đôi "mắt trừng" ấy như cháy lên ngọn lửa tình yêu Tổ quốc, lòng căm thù với tội ác của giặc, mang theo khát vọng và ý chí quyết chiến, quyết thắng.
- Họ không chỉ là những con người biết cầm súng, cầm gương theo tiếng gọi của non sông mà họ cũng có một trái tim dạt dào tình cảm, dành một góc về "Hà Nội dáng kiều thơm".
- Hai câu thơ tưởng chừng đối nghịch những lại thống nhất nhưng lại làm nên vẻ hào hùng, hào hoa của người lính Tây Tiến. Liên hệ câu thơ "Những đêm dài hành quân nung nấu, bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu" ("Đất nước"- Nguyễn Đình Thi)
2. Đoạn thơ bài "Việt Bắc"
a. Vẻ đẹp hào hùng của đoàn quân: "Những đường Việt Bắc của ta. Đêm đêm rầm rập như là đất rung. Quân đi điệp điệp trùng trùng":
- Đại từ sở hữu "của ta" vang lên dõng dạc thể hiện niềm tự hào của những người con được làm chủ đất nước.
- Những từ láy và động từ mạnh được sử dụng liên tiếp: "rầm rập", "điệp điệp", "trùng trùng", "rung" kết hợp với biện pháp so sánh, tác giả đã giúp ta tái hiện ra cảnh đoàn quân của dân và quân ta ngày đêm tiến về mặt trận, mỗi bước đi mang cả sức mạnh của dân tộc, của tinh thần yêu nước và lý tưởng cách mạng.
b. Vẻ đẹp lãng mạn của hình ảnh "Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan":
- Có nhiều cách hiểu về hình ảnh "ánh sao": đó là ánh sao sáng trên trời hay cũng có thể là ánh sáng của ngôi sao trên chiếc mũ cối, biểu tượng cho lý tưởng của cách mạng soi đường cho người lính bước đi.
- Liên hệ với hình ảnh "Đầu súng trăng treo" trong thơ Chính Hữu
3. So sánh hình ảnh đoàn quân trong 2 đoạn thơ
- Giống nhau: đều khắc họa hình ảnh người lính vừa hào hùng, lãng mạn, bay bổng, toát lên vẻ đẹp người lính và tinh thần yêu nước nồng nàn.
- Khác nhau:
+Đoạn thơ trong "Tây Tiến" khắc họa đoàn quân mang vẻ đẹp bi tráng nhưng cũng hào hoa lãng mạn, cùng sự ước mơ về một cuộc sống hòa bình.
+Đoạn thơ trong "Việt Bắc" khắc họa vẻ đẹp đoàn quân trong kháng chiến lãng mạn gắn liền với hiện thực.
+Nhận xét về phong cách thơ của hai tác giả: Quang Dũng là một chàng trai rất hào hoa, nên thơ ông có cái lãng mạn rất riêng. Còn Tố Hữu, thơ ông là thơ trữ tình cách mạng mang vẻ đẹp của thể thơ 6-8 và luôn có cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào cách mạng.