Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hien Than

hãy phân tích khổ thơ đầu của bài thơ bếp lửa tác giả bằng việt

giúp mink với.....khocroibucminh

Huong San
25 tháng 4 2018 lúc 8:55

Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đở con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng một ki niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bá nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí cua Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cam nhận điều đó qua bài thơ Bếp lửa của ông.

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Bếp lửa được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang di du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kì niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước. Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Hình ảnh chờn vờn gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và tỏa sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua biết mấy nắng mưa. Từ đó. hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nửa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được và cũng chính từ đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan tỏa toàn bài thơ.

Khổ thơ tiếp theo là dòng hồi tưởng của tác giả về những ki niệm của những năm tháng sống bên cạnh bà. Lời thơ giản dị như lời kể, như những câu văn xuôi, như thủ thỉ, tâm tình, tác giả như đang kể lại cho người đọc nghe về câu chuyện cổ tích tuổi thơ mình. Nếu như trong câu chuyện cổ tích của nhừng bạn cùng lứa khác có bà tiên, có phép màu thì trong câu chuyện của Bằng Việt có bà và bếp lửa. Trong những năm đói khổ, người bà đã gắn bó bên tác giả, chính bà là người xua tan bớt đi cái không khí ghê rợn của nạn đói 1945 trong tâm trí đứa cháu. Cháu lúc nào cũng được bà chở che, bà dẫu có đói cũng để cháu không thiếu bữa ăn nào, bà đi mót từng củ khoai, đào từng củ sắn để cháu ăn cho khỏi đói:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói, hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Chính mủi khói đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy sống mũi còn cay. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt?

Ami Ngọc
2 tháng 5 2018 lúc 21:36

Bằng Việt là bút danh của Nguyễn Việt Bằng sinh năm 1941, quê ở Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, nay thuộc thành phố Hà Nội. Ông thuộc thế hệ thơ sĩ trưởng thành trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Tác giả viết bài thơ “Bếp lửa” vào năm 1963, khi đang học đại học ở Liên Xô. Đây là bài thơ hay nhất, độc đáo nhất của Bằng Việt. Hay và độc đáo ở đề tài; hay và độc đáo ở hình ảnh người bà thân thương, hình ảnh bếp lửa, tiếng chim tu hú đổng quê…; đặc biệt là giọng thơ tha thiết, bồi hồi được thể hiện qua những vần thơ, câu thơ 8 chữ.

Kí ức tuổi thơ tình thương bà, tình yêu quê hương đất nước được tác giả nói đến đã tạo nên hồn cốt bài thơ kiệt tác “Bếp lửa”.

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”…

Có một thời gian khổ mà không thể nào quên, có những người đã gắn bó với tuổi thơ chúng ta, trở thành kỉ niệm, mang theo bao tình thương nỗi nhớ sâu nặng trong lòng ta. Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt với hình ảnh người bà đã đem đến cho ta cảm xúc và nỗi niềm bâng khuâng ấy:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”

Phần đầu bài thơ “Bếp lửa” nói lên những kỷ niệm sâu sắc tuổi thơ với bao tình thương nhớ bà của đứa cháu đi xa.

Tràn ngập bài thơ, đoạn thơ là một tình thương nhớ mênh mông, bồi hồi. Ba câu thơ đầu nói lên hai nỗi nhớ: nhớ bếp lửa, nhớ thương bà, bếp lửa “chờn vờn sương sớm, gắn bó với mỗi gia đình Việt Nam, với sự tần tảo chịu thương chịu khó của bà. Bếp lửa “ấp iu nồng đượm”’ được nhen nhóm bằng sự nâng niu. ấm áp của tình thương. Nhớ bếp lửa là nhớ đến bà “biết mất nắng mưa”,trải qua nhiều vất vả, khó nhọc. Điệp ngữ “một bếp lửa” kết hợp với câu cảm thán làm cho giọng thơ bồi hồi xúc động:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”

Khổ thơ thứ hai nói về kỉ niệm tuổi thơ, kỉ niệm buồn khó quên: “năm đói mòn đói mỏi”, “khô rạc ngựa gầy”, “khói hun nhèm mắt cháu”. “sống mũi còn cay”. Bằng Việt sinh năm 1941, năm nhà thơ lên 4 tuổi, là cuối năm 1944 đầu năm 1945. nạn đói kinh khủng đã xảy ra, hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói. Đó là ki niệm về “mùi khói”, về “khói hun”, một cảnh đời nghèo khổ gắn liền với bếp lửa gia đình trước cách mạng. Vần thơ là tiếng lòng thời thơ ấu gian khổ, rất chân thực cảm động:

“Lên bổn tuổi, cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn, đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”

“Nghĩ lại đến giờ” đó là năm 1963, đã 19 năm trôi qua, mà đứa cháu vẫn cảm thấy “sống mũi còn cay!”. Kỉ niệm buồn, vết thương lòng, khó quên là vậy!

Khổ thơ thứ ba nói về việc nhóm lửa suốt một thời gian dài 8 năm cùa hai bà cháu. Có tiếng chim tu hú kêu gọi mùa lúa chín trên những cánh đồng quê. Tiếng chim tu hú, những chuyện kể của bà về Huế thăn yêu đã trờ thành ki niệm. ‘Tu hú kêu…”, “khi tu hú kêu…”, “tiếng tu hú”…, cái âm thanh đồng quê thân thuộc ấy được nhắc đi nhắc lại nhiều lần càng trở nên tha thiết, bồi hồi. Đó là tiếng vọng thời gian năm tháng của kỉ niệm về gia đình (bếp lửa), về quê hương (tiếng chim tu hú) yêu thương. Cháu thầm hỏi bà hay tự hỏi lòng mình về một thời xa vắng:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?

Bà hay kể chuyện những ngàv ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!”

“Cháu cùng bà nhóm lửa”, nhóm lửa của sự sống, nhóm ngọn lửa của tình thương.

Tám năm ấy, đất nước có chiến tranh “Mẹ cùng cha bận công tác không về”, cháu ở cùng bà, cháu lớn lên trong tình thương và sự chăm sóc nuôi dưỡng của bà. Hai câu thơ 16 chữ mà chữ bà, chữ cháu đã chiếm đúng một nửa. Ngôn từ đã hội tụ tất cả tình thương của bà dành cho cháu. Một tình thương ấp ủ, chở che:

“Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu ghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.”

Hay nhất, hàm súc nhất là những chuỗi từ ngữ: “cháu ở cùng bà”, “bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm”. Vai trò người bà trong mỗi gia dinh Việt Nam thật vô cùng to lớn. Năm tháng đã trôi qua thế mà bà vẫn “khó nhọc” vất vả “nhâm bếp lửa”. Nghĩ về ngọn lửa hồng của bếp lửa, nghĩ về tiếng chim tu hú gọi bầy, đứa cháu gọi nhắn thiết tha chim tu hú “kêu chi hoài”. Câu thơ cảm thán và câu hỏi là từ diễn tả nỗi thương nhớ bà bồi hồi tha thiết. Cảm xúc cứ trào lên:

“Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”…

Nãm chữ “nghĩ thương bà khó nhọc” nói lên lòng biết ơn bà của đứa cháu đã và đang mang nặng trong trái tim mình tình thương của bà dành cho.

Đoạn thơ đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ và dào dạt cảm xúc. Cháu thương nhớ và biết ơn bà không bao giờ quên. Bằng thể thơ tự do 8 từ (có câu 7 từ), tác giả đã tạo nên một giọng thơ thiết tha, chất thơ trong sáng truyền cảm, hình tượng đẹp. Bếp lửa, tiếng chim tu hú, người bà là 3 hình tượng hòa quyện trong tâm hồn đứa cháu xa quê, ở đây, tình thương nhớ bà gắn liền với tình yêu quê hương. Câu thơ của Bằng Việt có một sức lay, sức gợi ghê gớm!

Đạt Trần
5 tháng 6 2018 lúc 22:00

Bằng Việt là bút danh của Nguyễn Việt Bằng sinh năm 1941, quê ở Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, nay thuộc thành phố Hà Nội. Ông thuộc thế hệ thơ sĩ trưởng thành trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Tác giả viết bài thơ “Bếp lửa” vào năm 1963, khi đang học đại học ở Liên Xô. Đây là bài thơ hay nhất, độc đáo nhất của Bằng Việt. Hay và độc đáo ở đề tài; hay và độc đáo ở hình ảnh người bà thân thương, hình ảnh bếp lửa, tiếng chim tu hú đổng quê…; đặc biệt là giọng thơ tha thiết, bồi hồi được thể hiện qua những vần thơ, câu thơ 8 chữ.

Kí ức tuổi thơ tình thương bà, tình yêu quê hương đất nước được tác giả nói đến đã tạo nên hồn cốt bài thơ kiệt tác “Bếp lửa”.

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”…

Có một thời gian khổ mà không thể nào quên, có những người đã gắn bó với tuổi thơ chúng ta, trở thành kỉ niệm, mang theo bao tình thương nỗi nhớ sâu nặng trong lòng ta. Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt với hình ảnh người bà đã đem đến cho ta cảm xúc và nỗi niềm bâng khuâng ấy:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”

Phần đầu bài thơ “Bếp lửa” nói lên những kỷ niệm sâu sắc tuổi thơ với bao tình thương nhớ bà của đứa cháu đi xa.

Tràn ngập bài thơ, đoạn thơ là một tình thương nhớ mênh mông, bồi hồi. Ba câu thơ đầu nói lên hai nỗi nhớ: nhớ bếp lửa, nhớ thương bà, bếp lửa “chờn vờn sương sớm, gắn bó với mỗi gia đình Việt Nam, với sự tần tảo chịu thương chịu khó của bà. Bếp lửa “ấp iu nồng đượm”’ được nhen nhóm bằng sự nâng niu. ấm áp của tình thương. Nhớ bếp lửa là nhớ đến bà “biết mất nắng mưa”,trải qua nhiều vất vả, khó nhọc. Điệp ngữ “một bếp lửa” kết hợp với câu cảm thán làm cho giọng thơ bồi hồi xúc động:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”

Khổ thơ thứ hai nói về kỉ niệm tuổi thơ, kỉ niệm buồn khó quên: “năm đói mòn đói mỏi”, “khô rạc ngựa gầy”, “khói hun nhèm mắt cháu”. “sống mũi còn cay”. Bằng Việt sinh năm 1941, năm nhà thơ lên 4 tuổi, là cuối năm 1944 đầu năm 1945. nạn đói kinh khủng đã xảy ra, hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói. Đó là ki niệm về “mùi khói”, về “khói hun”, một cảnh đời nghèo khổ gắn liền với bếp lửa gia đình trước cách mạng. Vần thơ là tiếng lòng thời thơ ấu gian khổ, rất chân thực cảm động:

“Lên bổn tuổi, cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn, đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”

“Nghĩ lại đến giờ” đó là năm 1963, đã 19 năm trôi qua, mà đứa cháu vẫn cảm thấy “sống mũi còn cay!”. Kỉ niệm buồn, vết thương lòng, khó quên là vậy!

Khổ thơ thứ ba nói về việc nhóm lửa suốt một thời gian dài 8 năm cùa hai bà cháu. Có tiếng chim tu hú kêu gọi mùa lúa chín trên những cánh đồng quê. Tiếng chim tu hú, những chuyện kể của bà về Huế thăn yêu đã trờ thành ki niệm. ‘Tu hú kêu…”, “khi tu hú kêu…”, “tiếng tu hú”…, cái âm thanh đồng quê thân thuộc ấy được nhắc đi nhắc lại nhiều lần càng trở nên tha thiết, bồi hồi. Đó là tiếng vọng thời gian năm tháng của kỉ niệm về gia đình (bếp lửa), về quê hương (tiếng chim tu hú) yêu thương. Cháu thầm hỏi bà hay tự hỏi lòng mình về một thời xa vắng:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?

Bà hay kể chuyện những ngàv ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!”

“Cháu cùng bà nhóm lửa”, nhóm lửa của sự sống, nhóm ngọn lửa của tình thương.

Tám năm ấy, đất nước có chiến tranh “Mẹ cùng cha bận công tác không về”, cháu ở cùng bà, cháu lớn lên trong tình thương và sự chăm sóc nuôi dưỡng của bà. Hai câu thơ 16 chữ mà chữ bà, chữ cháu đã chiếm đúng một nửa. Ngôn từ đã hội tụ tất cả tình thương của bà dành cho cháu. Một tình thương ấp ủ, chở che:

“Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu ghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.”

Hay nhất, hàm súc nhất là những chuỗi từ ngữ: “cháu ở cùng bà”, “bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm”. Vai trò người bà trong mỗi gia dinh Việt Nam thật vô cùng to lớn. Năm tháng đã trôi qua thế mà bà vẫn “khó nhọc” vất vả “nhâm bếp lửa”. Nghĩ về ngọn lửa hồng của bếp lửa, nghĩ về tiếng chim tu hú gọi bầy, đứa cháu gọi nhắn thiết tha chim tu hú “kêu chi hoài”. Câu thơ cảm thán và câu hỏi là từ diễn tả nỗi thương nhớ bà bồi hồi tha thiết. Cảm xúc cứ trào lên:

“Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”…

Nãm chữ “nghĩ thương bà khó nhọc” nói lên lòng biết ơn bà của đứa cháu đã và đang mang nặng trong trái tim mình tình thương của bà dành cho.

Đoạn thơ đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ và dào dạt cảm xúc. Cháu thương nhớ và biết ơn bà không bao giờ quên. Bằng thể thơ tự do 8 từ (có câu 7 từ), tác giả đã tạo nên một giọng thơ thiết tha, chất thơ trong sáng truyền cảm, hình tượng đẹp. Bếp lửa, tiếng chim tu hú, người bà là 3 hình tượng hòa quyện trong tâm hồn đứa cháu xa quê, ở đây, tình thương nhớ bà gắn liền với tình yêu quê hương. Câu thơ của Bằng Việt có một sức lay, sức gợi ghê gớm!

vicky nhung phàm ca
25 tháng 4 2017 lúc 21:54

Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đở con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng một ki niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bá nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí cua Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cam nhận điều đó qua bài thơ Bếp lửa của ông.

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ Bếp lửa được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang di du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kì niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước. Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Hình ảnh chờn vờn gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và tỏa sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua biết mấy nắng mưa. Từ đó. hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nửa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được và cũng chính từ đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan tỏa toàn bài thơ.

Khổ thơ tiếp theo là dòng hồi tưởng của tác giả về những ki niệm của những năm tháng sống bên cạnh bà. Lời thơ giản dị như lời kể, như những câu văn xuôi, như thủ thỉ, tâm tình, tác giả như đang kể lại cho người đọc nghe về câu chuyện cổ tích tuổi thơ mình. Nếu như trong câu chuyện cổ tích của nhừng bạn cùng lứa khác có bà tiên, có phép màu thì trong câu chuyện của Bằng Việt có bà và bếp lửa. Trong những năm đói khổ, người bà đã gắn bó bên tác giả, chính bà là người xua tan bớt đi cái không khí ghê rợn của nạn đói 1945 trong tâm trí đứa cháu. Cháu lúc nào cũng được bà chở che, bà dẫu có đói cũng để cháu không thiếu bữa ăn nào, bà đi mót từng củ khoai, đào từng củ sắn để cháu ăn cho khỏi đói:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói, hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Chính mủi khói đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy sống mũi còn cay. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt?



Các câu hỏi tương tự
Phu Thuy Kieu Linh
Xem chi tiết
Dung Thùy
Xem chi tiết
dangkhoi
Xem chi tiết
Vũ Minh Phương
Xem chi tiết
Nobita
Xem chi tiết
Lâm Nguyễn
Xem chi tiết
Phụng Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Vũ
Xem chi tiết
hakito
Xem chi tiết