Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng Tháng Tám năm 1945)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Hãy hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây vào vở) về những hoạt động đối ngoại chủ yếu của cá nhân, tổ chức cách mạng từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

datcoder
6 tháng 5 lúc 21:33

Cá nhân/tổ chức

Hoạt động chủ yếu

Phan Bội Châu

+ Đầu năm 1905, Phan Bội Châu  sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, đào tạo nhân lực cho công cuộc cứu nước, ... Ông đưa 200 thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập. 

+ Năm 1908, Phan Bội Châu tham gia các tổ chức có mục tiêu đoàn kết quốc tế: Đông Á đồng minh, Điền- Quế- Việt liên minh. 

+ Đầu năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội và tham gia thành lập Chấn Hoa Hưng Á, nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập. Tại đây, Phan Bội Châu cử người liên lạc với một số tổ chức, đại diện nước ngoài   để tìm kiếm sự giúp đỡ cho phong trào đấu tranh chống Pháp ở Việt Nam.

Phan Châu Trinh

+ Năm 1911, Phan Châu Trinh sang Pháp, tiếp xúc với một số nhóm Việt kiều, tổ chức, đảng phái tiến bộ, nhiều lần gửi kiến nghị đến các thành viên của Chính phủ Pháp..., phê phán chính quyền thực dân, thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình Việt Nam. 

+ Phan Châu Trinh đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập và hoạt động của một số tổ chức yêu nước Việt Nam tại Pháp.

Nguyễn Ái Quốc

- Trong những năm 1911 - 1922, Nguyễn Ái Quốc đã đi qua nhiều quốc gia khác nhau và có những hoạt động đối ngoại nổi bật tại Pháp:

+ Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. 

+ Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa. 

+ Nguyễn Ái Quốc tích cực xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những
người cộng sản với nhân dân lao động Pháp và nhân dân các nước thuộc địa.

- Trong những năm 1923 - 1930, hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc diễn ra chủ yếu ở Liên Xô và Trung Quốc:

+ Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp đến Liên Xô, tích cực tham gia các hội nghị, đại hội của Quốc tế Cộng sản. Qua các hoạt động của mình, Nguyễn Ái Quốc chính thức xác lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Quốc tế Cộng sản và cách mạng thế giới. 

+ Từ cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), liên lạc với lực lượng cách mạng ở Đông Nam Á và Trung Quốc, mở các lớp huấn luyện

chính trị cho thanh niên yêu nước Việt Nam.

Đảng Cộng sản Đông Dương

- Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, tổ chức nhiều hoạt động ủng hộ Liên Xô; phối hợp với các tổ chức của người Pháp, người Hoa ở Đông Dương tiến hành quyên góp giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Trung Quốc. 

- Đảng Cộng sản Đông Dương cũng tích cực củng cố quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc, thành lập Tiểu ban vận động Hoa Kiểu, giúp đỡ người Hoa tổ chức hội cứu quốc. 

- Đảng Cộng sản Đông Dương liên lạc với phong trào dân tộc chống quân phiệt Nhật Bản ở một số nước như: Miến Điện, Mã Lai, Phi-líp-pin, ...

- Thông qua Mặt trận Việt Minh, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện rõ chủ trương đứng về phía lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến chống quân phiệt Nhật Bản, đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam.