hai nguồn sóng kết hợp A,B trên mặt thoáng của chất lỏng dao dộng theo phương trình Ua=Ub=4cos(10pit) mm
coi biên độ sóng không đổi, tốc độ sóng v=15cm/s. Hai điểm M1,M2 cùng nằm trên 1 elip nhận A,B làm tiêu điểm có AM1-BM1=1cm
AM2-BM2=3,5cm . Tại thời điểm li độ của M1 là 3mm thì li độ của M2 tại thời điểm đó là?
đáp án: -3căn3 mm
Bước sóng: \(\lambda=\frac{15}{5}=3cm\)
\(AM_1-BM_1=\frac{\lambda}{3}\)
\(AM_2-BM_2=\lambda+\frac{\lambda}{6}\)
Như vậy, M1 và M2 nằm trên sườn của 2 gợn lồi liên tiếp nên M1 dao động ngược pha với M2
Biên độ M1: 4cm.
Biên độ M2: \(4\sqrt{3}cm\)
Ta có: \(\frac{u_1}{u_2}=-\frac{A_1}{A_2}\Leftrightarrow\frac{3}{u_2}=-\frac{4}{4\sqrt{3}}\Leftrightarrow u_2=-3\sqrt{3}cm\)
@Tuấn: Bạn cứ liên tưởng đến hiện tượng như sóng dừng ấy: Các điểm thuộc cùng một bó sóng dao động cùng pha, 2 điểm thuộc 2 bó liên tiếp dao động ngược pha.
Trong giao thoa sóng, các điểm dao động cực đại tương đương như bụng sóng của hiện tượng sóng dừng.
Hai điểm cực đại liên tiếp coi như thuộc 2 bó sóng liên tiếp.
Trong giao thoa sóng thì:
\(-\frac{\lambda}{2}\le d_2-d_1\le\frac{\lambda}{2}\) thuộc bó trung tâm (chứa đường trung trung của AB)
\(\frac{\lambda}{2}\le d_2-d_1\le\frac{3\lambda}{2}\)thuộc bó thứ 1
\(\frac{3\lambda}{2}\le d_2-d_1\le\frac{5\lambda}{2}\)thuộc bó thứ 2
.....
Theo hiệu khoảng cách d2 - d1 trong đề bài thì M1, M2 có thể coi thuộc 2 bó liên tiếp nên nó dao động ngược pha.
Hai nguồn dao động cùng pha, điểm M cách 2 nguồn lần lượt là d1 và d2 thì có biên độ là:
\(A_M=2A\cos\frac{2\pi\left(d_2-d_1\right)}{\lambda}\)
bạn ơi dựa vào dữ liệu nào mà kết luận nó ngược pha vậy
@phynit: thế còn 2 cái biên độ tính sao hả bạn. mình mới học phần này mà chưa có công thức tính biên độ nên không rõ lắm.