Bài 2: Giới hạn của hàm số

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Kiều Anh

Giúp em với ạ:

undefined

undefined

Akai Haruma
21 tháng 2 2021 lúc 0:02

Bạn cần giúp câu nào bạn nên viết cụ thể ra chớ chụp nguyên cả trang ntn sao @@

Akai Haruma
22 tháng 2 2021 lúc 14:07

Bài 27:

Với $n$ chẵn:

\(\lim u_n=\lim \frac{n^2-n+1}{n^2+n-1}=\lim \frac{1-\frac{1}{n}+\frac{1}{n^2}}{1+\frac{1}{n}-\frac{1}{n^2}}=1\)

Với $n$ lẻ:

\(\lim u_n=-\lim \frac{n^2-n+1}{n^2+n-1}=-1\)

Vì $-1\neq 1$ nên $u_n$ không tồn tại giới hạn. 

Đáp án D.

Akai Haruma
22 tháng 2 2021 lúc 14:08

Bài 28:

\(|\frac{\sin 5n}{3n}|<\frac{1}{3n}\) mà \(\lim \frac{1}{3n}=0\) nên \(\lim \frac{\sin 5n}{3n}=0\)

\(\Rightarrow \lim (\frac{\sin 5n}{3n}-2)=0-2=-2\)

Đáp án B. 

Akai Haruma
22 tháng 2 2021 lúc 14:34

Bài 30:

\(|\frac{(-1)^n}{n+1}|=\frac{1}{n+1}\); mà \(\lim \frac{1}{n+1}=0\Rightarrow \lim \frac{(-1)^n}{n+1}=0\)

\(\Rightarrow \lim (4+\frac{(-1)^n}{n+1})=4\)

Đáp án D. 

Akai Haruma
22 tháng 2 2021 lúc 14:36

Bài 31:

\(\lim \frac{n^3+4n-5}{3n^3+n^2+7}=\lim \frac{1+\frac{4}{n^2}-\frac{5}{n^3}}{3+\frac{1}{n}+\frac{7}{n^3}}=\frac{1}{3}\)

Đáp án C.

Akai Haruma
22 tháng 2 2021 lúc 14:41

Bài 32:

A. \(\lim \frac{2n^2+n+1}{3-n}=\lim \frac{2n+1+\frac{1}{n}}{\frac{3}{n}-1}\)

Ta thấy: \(\lim (2n+1+\frac{1}{n})=+\infty\) khi $n\to +\infty$; $\lim (\frac{3}{n}-1)=-1< 0$ nên $\lim \frac{2n^2+n+1}{3-n}=-\infty$. Đáp án A sai

B. \(\lim \frac{n^2+5}{2n+1}=\lim \frac{n+\frac{5}{n}}{2+\frac{1}{n}}=+\infty \) do $\lim (n+\frac{5}{n})=+\infty$ và $\lim (2+\frac{1}{n}=2>0$. Đáp án B sai.

C. $\lim \frac{1}{2+3n}=0$ (hiển nhiên rồi) nên đáp án C sai.

Còn lại đáp án D đúng.

 

Akai Haruma
22 tháng 2 2021 lúc 14:44

Bài 33:

\(\lim u_n=\lim (\sqrt{n^2+an+5}-\sqrt{n^2+1})=\lim \frac{an+4}{\sqrt{n^2+an+5}+\sqrt{n^2+1}}\)

\(=\lim \frac{a+\frac{4}{n}}{\sqrt{1+\frac{a}{n}+\frac{5}{n^2}}+\sqrt{1+\frac{1}{n^2}}}=\frac{a}{2}=-1\Rightarrow a=-2\)

Đáp án D. 

Akai Haruma
22 tháng 2 2021 lúc 15:22

Bài 29:

\(\lim \frac{\sqrt{9n^2-n}}{2-3n}=\lim \frac{\sqrt{9-\frac{1}{n}}}{\frac{2}{n}-3}=\lim \frac{\sqrt{9}}{-3}=-1\)

Đáp án A.

Akai Haruma
22 tháng 2 2021 lúc 15:35

Bài 34:

Đáp án D. Bước 3 sai ở chỗ nếu ta muốn tính $\lim f(n)g(n)$ khi có $\lim f(n)=0; \lim g(n)=\pm \infty$ thì ta không thể áp dụng định lý về giới hạn hữu hạn cũng như các quy tắc tìm giới hạn vô cực thông thường (SGK toán 11 nâng cao có đề cập)

 

 

Akai Haruma
22 tháng 2 2021 lúc 15:38

Bài 35:

A. \(\lim \frac{2n+1}{n^2+3}=\lim \frac{\frac{2}{n}+\frac{1}{n^2}}{1+\frac{3}{n^2}}=\frac{0}{1}=0\). Đáp án A sai

B. \(\lim \frac{n^3}{n^2+1}=\lim \frac{n}{1+\frac{1}{n^2}}=+\infty\) do $\lim n=+\infty$ và $\lim (1+\frac{1}{n^2})=1>0$. Đáp án B sai.

C. \(\lim \frac{n+1}{n-1}=\lim \frac{1+\frac{1}{n}}{1-\frac{1}{n}}=1\). Đáp án C sai

Do đó đáp án D đúng.

Akai Haruma
22 tháng 2 2021 lúc 15:42

Bài 36:

\(\lim u_n=\lim (\sqrt{n^2-2n+2}-n)=\lim \frac{-2n+2}{\sqrt{n^2-2n+2}+n}=\lim \frac{-2+\frac{2}{n}}{\sqrt{1-\frac{2}{n}+\frac{2}{n^2}}+1}\)

\(=\frac{-2}{1+1}=-1\)

Đáp án B.

Akai Haruma
22 tháng 2 2021 lúc 15:44

Bài 37:

\(\lim u_n=\lim (\sqrt[3]{n^3+1}-n)=\lim \frac{(n^3+1)-n^3}{\sqrt[3]{(n^3+1)^2}+\sqrt[3]{n^3+1}+1}\)

\(=\lim \frac{1}{\sqrt[3]{(n^3+1)^2}+\sqrt[3]{n^3+1}+1}=0\)

Đáp án A.

 

Akai Haruma
22 tháng 2 2021 lúc 15:48

Bài 38:

A. \(\lim \frac{2^n+3^n}{2^n-1}=\lim \frac{1+(\frac{3}{2})^n}{1-(\frac{1}{2})^n}=+\infty \) do $\lim [1+(\frac{3}{2})^n]= +\infty$ và $\lim [1-(\frac{1}{2})^n]=1>0$. Đáp án A sai.

Giải thích phần A kéo theo phần D là đáp án đúng. 

Akai Haruma
22 tháng 2 2021 lúc 15:49

Bài 39:

\(\lim (\sqrt{n+5}-\sqrt{n+1})=\lim \frac{(n+5)-(n+1)}{\sqrt{n+5}+\sqrt{n+1}}=\lim \frac{4}{\sqrt{n+5}+\sqrt{n+1}}=0\) do $\sqrt{n+5}+\sqrt{n+1}\to +\infty$ với $n\to +\infty$

Đáp án D.

Akai Haruma
22 tháng 2 2021 lúc 15:51

Bài 40:

\(\lim (\sqrt{2n+1}-\sqrt{n+1})=\lim \frac{(2n+1)-(n+1)}{\sqrt{2n+1}+\sqrt{n+1}}=\lim \frac{n}{\sqrt{2n+1}+\sqrt{n+1}}\)

\(=\lim \frac{\sqrt{n}}{\sqrt{2+\frac{1}{n}}+\sqrt{1+\frac{1}{n}}}=+\infty \) do $\lim \sqrt{n}=+\infty$ và $\sqrt{2+\frac{1}{n}}+\sqrt{1+\frac{1}{n}}=\sqrt{2}+1>0$

Đáp án C. 

Akai Haruma
22 tháng 2 2021 lúc 16:02

Bài 41:Ta sẽ CM $3^n>n(*)$ với mọi số tự nhiên $n$ bằng quy nạp.

Với $n=0,1,2,3$ thì $(*)$ luôn đúng.

Giả sử $(*)$ đúng với $n=k>3$. Ta sẽ CM nó cũng đúng với $n=k+1$.

Thật vậy, $3^{k+1}=3.3^k>3.k=(k+1)+2k-1>k+1$ 

Do đó $(*)$ đúng. Từ đây ta có:

$2.3^n-n+2>2n-n+2=n+2$. Mà $n+2\to +\infty$ với $n\to +\infty$ nên $2.3^n-n+2\to +\infty$

$\Rightarrow \lim \sqrt{2.3^n-n+2}=+\infty$

Đáp án C.

Akai Haruma
22 tháng 2 2021 lúc 16:04

Bài 42:

\(\lim \frac{1+2+3+..+n}{n^2+2}=\lim \frac{n(n+1)}{2(n^2+2)}=\lim \frac{n^2+n}{2(n^2+2)}=\lim \frac{1+\frac{1}{n}}{2+\frac{4}{n^2}}=\frac{1}{2}\)

Đáp án A.

 


Các câu hỏi tương tự
Phạm Nhật Trúc
Xem chi tiết
Mang Phạm
Xem chi tiết
Vũ Thu Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Anh
Xem chi tiết
April Wisteria
Xem chi tiết
Nguyễn Bích Hà
Xem chi tiết