Giữa thế kỉ XIX, nhà tự nhiên học và thám hiểm người Pháp Hen - ri Mu-ô (Henri Mouhot), tình cờ khám phá ra khu đền Ăng-co Vát (Angkor Wat) hoang phế giữa một khu rừng. Sững sờ trước vẻ kì vĩ của ngôi đền, ông thốt lên: “Nó vĩ đại hơn cả những di sản của người Hy Lạp và La Mã để lại cho chúng ta". Từ khám phá của Hen-ri, những bí ẩn lịch sử gắn với khu đền này dần dần hé mở, Vương quốc Cam-pu-chia đã hình thành và phát triển như thế nào? Những thành tựu văn hoá tiêu biểu và họ đạt được là gì?
* Quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Cam-pu-chia
- Đến thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me được hình thành gọi là nước Chân Lạp, còn người Khơ-me tự gọi tên nước mình là Cam-pu-chia.
- Từ thế kỉ VIII, Vương quốc Chân Lạp rơi vào tình trạng phân tán, sau đó bị người Gia-va xâm lược.
- Năm 802, Giay-a-vác-man II dựa vào sự ủng hộ của nhân dân giành được độc lập. Ông lên ngôi vua, củng cố sức mạnh, lập ra triều đại Ăng-co
- Từ cuối thế kỉ XIII, Ăng-co liên tục bị người Thái tấn công và cướp phá
- Năm 1432, họ buộc phải từ bỏ Ăng- co, chuyển dần địa bàn cư trú về bờ nam Biển Hồ. Lịch sử gọi là thời kì hậu Ăng-co
*Thành tựu văn hóa tiêu biểu:
- Về chữ viết: từ thế kỉ XIV trở đi, chữ Khơ-me dần dần thay thế chữ Phạn
- Về văn học: các tác phẩm văn học dân gian, truyện thơ, sử thi phát triên khá phong phú, tiêu biểu như sử thi Riêm-kê (Reamker), Ja-ta-ca (Jataka)
- Tôn giáo: Khoảng đầu thế kỉ XIII, đạo Phật du nhập vào Cam-pu-chia, thay thế dần Hin-đu giáo và chiếm ưu thế trong xã hội
- Kiến trúc - điêu khắc: Hàng trăm đền, tháp lớn nhỏ được xây dựng, trong đó có 2 công trình nổi bật là Ăng-co Vát và Ăng-co Thom