Bài viết số 2 - Văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn ngọc thúy vi

Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê huơng em.

Đoàn Thị Phương Thu
5 tháng 1 2017 lúc 21:53

đoạn văn hay bài văn

Linh Phương
7 tháng 1 2017 lúc 19:27

"Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời, càng toả mát hương hoa thơm Thủ đô...". Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến hình ảnh Hồ Gươm trong xanh và bóng Tháp Rùa nghiêng nghiêng soi dáng. Hồ Gươm cùng quần thể kiến trúc của nó đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ và thiêng liêng về Hà Nội - trái tim hồng của cả nước.

Hồ Gươm đã tồn tại từ trước nay rất lâu. Cách đây khoảng 6 thế kỷ, theo những địa danh hiện nay, hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.

Vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê - người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417-1427), Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có người dân mò được một lưỡi gươm, sau đó chính ông nhặt được một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên hai chữ "Thuận Thiên" - "Thuận theo ý trời". Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói: "Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Long Quân”. Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm. Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng định tấm lòng yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh của người dân Thăng Long - Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Câu chuyện này đã được nhấn mạnh trong ngày lễ Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố Vì hoà bình”

Sau đó, cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hổ Thuỷ Quân.

Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có "Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn"... Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ.

Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm từ đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết:

Hà Nội có Hồ Gươm Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn Tháp Bút Viết thơ lên trời cao

Và như thế, Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.

Chúc bạn hc tốt!

Hoàng Tuấn Đăng
7 tháng 1 2017 lúc 19:27

"Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời, càng toả mát hương hoa thơm Thủ đô...". Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến hình ảnh Hồ Gươm trong xanh và bóng Tháp Rùa nghiêng nghiêng soi dáng. Hồ Gươm cùng quần thể kiến trúc của nó đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ và thiêng liêng về Hà Nội - trái tim hồng của cả nước.

Hồ Gươm đã tồn tại từ trước nay rất lâu. Cách đây khoảng 6 thế kỷ, theo những địa danh hiện nay, hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.

Vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê - người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417-1427), Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có người dân mò được một lưỡi gươm, sau đó chính ông nhặt được một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên hai chữ "Thuận Thiên" - "Thuận theo ý trời". Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói: "Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Long Quân”. Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm. Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng định tấm lòng yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh của người dân Thăng Long - Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Câu chuyện này đã được nhấn mạnh trong ngày lễ Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố Vì hoà bình”

Sau đó, cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hổ Thuỷ Quân.

Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có "Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn"... Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ.

Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm từ đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết:

Hà Nội có Hồ Gươm Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn Tháp Bút Viết thơ lên trời cao

Và như thế, Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.


Thảo Phương
20 tháng 2 2017 lúc 17:07

Việt Nam là một đất nước có truyền thống hiếu học, từ ngàn xưa cha anh ta đã có ý thức, sự kiên trì, miệt mài trong việc học hành, thi cử. Đã có rất nhiều những tiến sĩ đỗ đầu bảng trong các kì thi năm xưa được lưu tên bảng vàng đến tận ngày nay. Truyền thống đó là một nét đẹp song cũng là một niềm tự hào to lớn của người dân Việt Nam. Ngày nay, nơi dùng để tri ân công lao học hành, cống hiến của các vị tiến sĩ Nho học kia chính là các văn miếu. Khi nhắc đến văn miếu, hẳn chúng ta sẽ nghĩ đến văn miếu Quốc Tử Giám, nhưng trên lãnh thổ Việt Nam cũng còn có những văn miếu khác, một trong số đó có thể kể đến Văn Miếu Mao Điền của quê hương em.

Văn miếu Mao Điền nằm ở thôn Mao Điền, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, thành phố Hải Dương. Khi xưa, văn miếu này được xây dựng nhằm làm nơi tổ chức các cuộc thi hương ở trấn Hải Dương. Vào giữa thế kỉ XV, để phục vụ cho việc thi cử, tuyển chọn nhân tài, triều đình nhà Lê đã cho xây dựng nhiều các trường học như: văn miếu Xích Đằng, văn miếu Trấn Biên, trong đó có văn miếu Mao Điền. Đây là một trong những nơi tuyển chọn nhân tài và cung ứng vào bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ những vị quan tài giỏi, có tài mưu lược. Xưa kia, văn miếu được xây dựng khá quy mô, đồ sộ với những kiến trúc đẹp mắt. Tuy nhiên, theo thời gian cùng với sự phá hoại của thực dân Pháp trong chiến tranh đã làm cho di tích này trở nên bị hư hại nghiêm trọng. Ngày nay, người dân Hải Dương đã sửa chữa, duy trì, tu sửa văn miếu, tuy văn miếu Mao Điền đã phần nào khôi phục được hình dáng như xưa song vẫn không thể nào khôi phục được trọn vẹn như trước được nữa.

Khi xưa, đến mỗi kì thi hương, những nho sĩ khắp nơi trên trấn Hải Dương đều khăn áo về văn miếu Mao Điền để đăng kí ứng thí, không khí của trường thi cũng nghiêm ngặt và quy củ như những kì thi Hội, thi Đình. Sau khi trở thành những người xuất sắc nhất trong cuộc thi Hương này, các nho sĩ của Hải Dương sẽ có cơ hội thi Hội và thi Đình, sau đó nếu đỗ đạt thì có thể trở thành các quan ở trong triều đình của vua Lê. Như bất kì vùng miền nào trên đất Việt Nam, Hải Dương cũng là một xứ có truyền thống hiếu học, nơi tập trung rất nhiều những nhân tài, trong số đó có thể kể tên đến những cái tên nổi tiếng như: Nguyễn Dữ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi…. Ngay trong việc nhà Lê quyết định xây dựng văn miếu Mao Điền ở Hải Dương thì ta cũng có thể thấy sự coi trọng mảnh đất hiếu học này.

Văn miếu Mao Điền có kiến trúc khá độc đáo. So về độ cổ kính thì nó cũng không kém với văn miếu Quốc Tử Giám là mấy. Cổng vào văn miếu được thiết kế theo kiểu mái vòm có hình rồng, khoảng sân rộng, thoáng. Theo tương truyền thì khoảng sân này trước đây là nơi các sĩ tử ngồi, là không gian của trường thi xưa. Trong cụm kiến trúc của văn miếu có năm gian nhà lớn, ở góc bên trái của văn miếu là nơi tập trung các bảng làm bằng đá, trên đó có in những tên của các tiến sĩ đã đỗ đạt khi xưa của trấn Hải Dương. Theo thời gian thì chữ trên tấm bia này cũng mờ đi khá nhiều, nhưng về cơ bản, những nét khắc tinh tế trên bia vẫn có thể nhìn được. Dưới mỗi tấm bia là một chú rùa bằng đá. Rùa chính là biểu tượng của trí tuệ, của sự thông sáng, vì vậy, những người tiến sĩ có cơ hội được khắc tên trên bảng vàng thì đó là một niềm vinh dự, niềm tự hào rất lớn.

Dẫn vào các gian nhà chính, mà bây giờ để thờ những vị tôn sư, những danh nho đó là một cây cầu màu trắng bắc qua một hồ nhỏ, đường trên cầu khá rộng nên bây giờ còn được trưng bày những chậu cây cảnh nhỏ trông vừa trang nghiêm, vừa đẹp mắt. Trước của của gian nhà chính có một cây đa cổ thụ rất lớn, chính cây cổ thụ này càng làm cho không gian của văn miếu trở nên uy nghi, cổ kính hơn. Chính giữa của gian nhà là một lưu hương lớn màu trắng, đây là nơi những du khách có thể dâng hương, ghi tạc công lao của các bậc hiền triết, danh nho xưa. Văn miếu Mao Điền là nơi thờ Khổng Tử, Mạnh Tử, đây là những bậc hiền triết Trung Hoa xưa, được coi là ông tổ của nền Nho học, người có công sáng lập ra nền nho học. Ngoài ra, văn miếu còn thờ nhà giáo Chu Văn An, người được coi là người thầy của những người thầy. Vì vậy, có thể nói văn miếu Mao Điền là nơi thờ phụng, tri ân những con người có công với nền giáo dục, là nơi tưởng nhớ công lao của các vị tiến sĩ khi xưa.

Năm nào cũng vậy, cứ dịp đầu xuân thì không khí ở văn miếu Mao Điền lại hết sức nhộn nhịp, dòng người đổ về đây không chỉ là những du khách trong tỉnh mà còn có rất nhiều những du khách của các tỉnh khác đến. Mà nhiều nhất trong số đó là những bạn học sinh. Bởi, văn miếu Mao Điền là một không gian giáo dục linh thiêng, những bạn học sinh, sinh viên đổ về đây là muốn cầu xin sự linh ứng về sự đỗ đạt, thành tài của mình, mong muốn mọi thi cử, học hành đều diễn ra thuận lợi và có kết quả tốt nhất. Cũng chính vì những lẽ đó mà văn miếu Mao Điền là nơi linh thiêng, là địa danh mà người dân thường lưu tới để cầu mong sự thuận lợi, bình an.

Như vậy, cùng với bao địa danh nổi tiếng khác, văn miếu Mao Điền quê hương tôi cũng mang trong mình bao nhiêu giá trị, lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Đó chính là truyền thống hiếu học đã được lưu giữ từ ngàn đời, đó là truyền thống tri ân những bậc kì tài, những tấm gương hiếu học, đó chính là nơi mà các thế hệ hậu bối học hỏi, noi theo. Yêu mến con người, địa danh của Hải Dương, nhưng cảm xúc rõ rệt nhất trong em đó là niềm tự hào không chỉ về địa danh, di tích mà còn về con người và truyền thống của địa phương mình.


Các câu hỏi tương tự
nguyễn ngọc thúy vi
Xem chi tiết
phan thi thanh thuy
Xem chi tiết
Scarlet Monalisa
Xem chi tiết
Y Pham
Xem chi tiết
A.Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Phan Cả Phát
Xem chi tiết
Kỳ Kỳ
Xem chi tiết
*** Lynk My ***
Xem chi tiết