Đề 1: Hãy kể một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn.
Đề 2: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng.
Đề 3: Nếu là người chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào? (Chọn lời kể là Lão Hạc).
Mỗi bạn làm 1 đề: Nhớ làm hộ dàn ý nha!
Mở bài:
Thứ hai tuần trước vì ở nhà ham chơi, không học bài để kiểm tra môn Lý nên tôi đã có hành động sai trái là mở sách và tập trong giờ kiểm tra. Chính điều này đã làm cho cô giáo buồn.
Thân bài:
1/ Sự việc mở đầu:
- Đi học về, ăn cơm xong, tôi định lên phòng học bài chuẩn bị cho giờ kiểm tra Lý ngày mai.
- Thằng bạn bên cạnh nhà qua rủ tôi đi chơi điện tử - một trò chơi tôi rất thích – tôi đi ngay, định chơi một lát rồi về nhà học bài.
2/ Sự việc diễn biến:
- Trò chơi hấp dẫn quá nên tôi về nhà khá trễ.
- Tôi bị bố mắng: đi học về không lo học bài mà lại đi chơi (may là bố không biết tôi đi chơi điện tử, nếu không thì tôi ốm đòn). Bố bảo tôi về phòng học bài.
- Tôi lí nhí xin lỗi bố và nhanh chân về phòng. Lúc đi ngang qua phòng anh trai, tôi thấy ti vi đang chiếu phim “Hiệp sĩ bóng đêm”. Sao lại nhiều thứ hấp dẫn thế này? Làm sao đây? “Xem một tí thôi rồi về học bài” – tôi tự trấn an mình.
- Phim kết thúc khá muộn, hai mắt tôi díu lại. Tôi ngủ một mạch đến sáng.
- Tôi choàng tỉnh và quáng quàng chạy đến lớp.
- Tiết đầu là giờ kiểm tra Lý. Cả lớp im phăng phắc vì ai cũng chăm chú làm bài.
- Tôi vô cùng bối rối. Đầu óc trống rỗng không một chữ thì làm sao? Trong đầu tôi hiện rõ điểm không tròn vo như giễu cợt và cây roi mây trên tay bố.
- Thôi, đành liều vậy. Tôi mở vở bài tập và sách giáo khoa ra. Mặt lấm lét vừa chép vào bài kiểm tra vừa canh chừng cô giáo.
- Đúng là “Thiên bất dung gian”. Tôi đang cặm cụi chép thì cô giáo xuất hiện. Tôi nhanh chóng gấp sách vở cất vào ngăn bàn. Cô gọi tôi đứng lên. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt nhìn tôi. Tôi chối phắt ngay nhưng trước những lời lẽ chân tình của cô tôi đã cúi đầu nhận lỗi. Mặt tôi nóng ran, tôi vô cùng xấu hổ.
3/ Sự việc kết thúc:
- Cô bảo tôi xuống phòng giám thị và viết bản kiểm điểm.
- Tôi vô cùng ân hận, xin lỗi cô và hứa không bao giờ tái phạm.
- Cô tha lỗi cho tôi và khuyên tôi nên chăm học và phải trung thực nhận lỗi.
Kết bài:
- Tôi vô cùng ân hận trước lỗi lầm của mình.
- Tự hứa với bản thân sẽ bỏ hết trò chơi vô bổ, chăm lo học hành để bố mẹ vui lòng và thầy cô không buồn nữa.
Nhắn tin cho tác giả Nguyễn Đức Dũng @ 13:44 23/10/2012Số lượt xem: 28509Số lượt thích: 4 người (Bách Nhật, Nguyễn Lương Hùng, Đỗ Mạnh Cường, ...)
Kích thước font
Đường dẫn: pGửi ý kiến
Khung thử code
11.4 hai năm về trước!
“Happy birthday to you! Happy birthday to you!... ” Ôi! Một bài hát thật hay. Đó là ngày sinh nhật của tôi. Hôm đó, mọi người đều vui, riêng chỉ có em tôi – Thu thì chỉ cố làm vẻ mặt tươi cười.
Thực ra, từ khi em tôi ra đời, tôi đã đối xử với em rất lạnh lùng vì bố mẹ quan tâm em nhiều hơn tôi vì em còn nhỏ. Một đứa bé dễ thương, gương mặt hồng hào với mái tóc hơi nâu ngang vai… nhưng trong mắt tôi, nó là người cướp đi niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi… rất nhiều… rất nhiều. Lúc đó, tôi cảm thấy tôi không phải là con của họ vì họ lúc nào cũng quan tâm em và dường như quên mất sự hiện diện của tôi.
Có lần, em tôi bị sốt bang và chỉ vài ngày sau đã lây bệnh sang tôi. Tối thấy bố mẹ chăm sóc em cả ngày nhưng còn tôi thì tự mình lo lấy. Lúc đó, tôi không hiểu là em bệnh rất nặng nên bố mẹ mới làm vậy. Mặc dù vậy, em vẫn tươi cười với tôi… nó muốn tôi không lo lắng cho bệnh tình của nó. Em thường qua phòng thăm tôi nhưng tôi làm lơ, xem như chẳng có chuyện gì xảy ra. Bỗng một tiếng gọi “Ly, thổi nến đi con…” thì những hình ảnh đó tự dưng biến mất.
Hôm đó, mọi người tay cầm món quà, tiếng nói chuyện vui vẻ bao trùm cả nhà. Cả ngày hôm đó, tôi chỉ lo ăn tiệc mà quên nghĩ đến em. Mọi người đều đến nói lời chúc mừng sinh nhật tôi với lời nói rất chân thành. Riêng em tôi thì không. Em luôn ở trong phòng và chỉ ra ngoài khi bố mẹ gọi. Tôi không hiểu em lại làm thế trong khi bên ngoài rất vui và nhộn nhịp, kèm theo em làm người rất thích nơi náo nhiệt. Khi bữa tiệc kết thúc – mọi người đều đã ra về, tôi và bố mẹ dọn dẹp nhà và thấy em bước ra giúp chúng tôi. Tôi nghĩ em làm thế vì muốn lấy lòng bố mẹ nên không quan tâm tới. Khi mà bố mẹ đã ngũ, em qua phòng tôi và nói “Em tặng chị hai quà sinh nhật…” tôi im lặng, em nói thêm “… tự tay em vẽ đó” rồi nở nụ cười thật tươi chào tôi. Tôi nhận nhưng không xem.
Sáng hôm sau, mẹ gặp tôi và bảo “Con có nhiều quà lắm phải không, con thấy quà của em như thế nào?”. Tôi im lặng. “Con có biết không, em đã vẽ bức tranh cách đây 1 tháng rồi đấy. Em đã nắn nót từng chi tiết chỉ mong con vui nhưng con làm mẹ thất vọng quá”. Mẹ nói vậy chắc đã biết tôi không xem món quà của em… chắc là buồn lắm. Nghe mẹ nói thế, tôi thử lấy ra xem… và thật bất ngờ, em đã vẽ cảnh một gia đình vui vẻ nói cười. Có hai người đang ôm ấp và nghịch nhau… tôi đoán là em và tôi; xa xa có hai người lớn hơn nhìn cảnh tượng trên mỉm cười. Tuy em vẽ không giống nhưng tôi nghĩ tôi hiểu ý em. Chắc em muốn tôi và em vui vẻ, nô đùa với nhau còn bố mẹ thấy thế mà vui lây… mong muốn một gia đình hạnh phúc.
Trong giây phút đó, tim tôi như thắt lại và nước mắt cứ trào ra. Tôi tự nhủ lòng là sẽ không đối xử lạnh nhạt với em, sẽ nhường nhịn em. Ngày hôm đó, tiếng cười tràn ngập nhà tôi… tôi cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm và không còn rây rức như trước nữa. Tôi thật là một người chị không tốt. Tôi cảm tháy mình có lỗi với em và bố mẹ rất nhiều. Tuy bố mẹ không nói nhưng tôi biết trong lòng họ rất vui vì tôi đã trở lại vị trí của một người chị đúng nghĩa – một người con thấu hiểu bố mẹ.
Bạn tham khảo nha!
CTV có thể ngừng tl đc r đấy tham wa
de 2:Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không?
Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất - mẹ tôi, buồn lòng...
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi".
Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.
Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.
Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.
Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...
Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.
Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôicười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử