Văn mẫu lớp 7

Trần Minh Anh

giải thích ngắn gọn về các câu tục ngữ về lao động sản xuất :

tấc đất tấc vàng

nhất canh trì, nhị canh viên ,tam canh điền

nhất nước , nhì phân , tam cần , tứ giống

nhất thì , nhì thục

help me , please T.T!!

phuc le
3 tháng 1 2017 lúc 20:25

mik biết nhưng máy hỏng ko làm đc xl.

Bình luận (2)
Linh Lắm Chuyện
3 tháng 1 2017 lúc 20:54

Dân tộc ta vốn có nghề trồng lúa nước lầu đời. Nghề nông là nghề căn bản của hàng triệu con người Việt Nam. Đồng ruộng, đất đai, vườn tược… gắn liền cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà. Đã có biết bao câu ca, bài hát nói về giá trị cũ, đất đai, ruộng vườn… nhưng gắn gọn và sâu sắc nhất là câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng”.

Bình luận (1)
Trần Ngọc Định
4 tháng 1 2017 lúc 14:41
Tấc đất tấc vàng – Đất được coi quý ngang vàng. – Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu). – Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn. – Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả). Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. – Câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ruộng thì phổ biến, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Ao thả cá, thả rau muống,... Kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế, cũng có thể kèm theo đó là độ khó của kĩ thuật. – Áp dụng câu tục ngữ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. – Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) của nhân dân ta. – Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, nếu bị úng, hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư. Tuy nhiên, nếu ba yếu tố trên ngang nhau, ai có giống tốt, giống mới thì người đó sẽ thu hoạch được nhiều hơn. – Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn. Nhất thì, nhì thục. – Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm. – Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác.
Bình luận (5)
Nguyễn Trần Thành Đạt
4 tháng 1 2017 lúc 17:11

Nhất thì , nhì thục.

Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón đối với cây trồng
Nhất thì : quan trọng nhất là thời gian, phải trồng cây đúng thời vụ thì cây mới có sản lượng cao
Nhì thục : Thục là đất, đất đai phải tốt, được chăm bón, tơi, ẩm

Bình luận (1)
Linh Lắm Chuyện
3 tháng 1 2017 lúc 20:55

mk hem bít đúng k á

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đăng Hồ Hải
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Anh
Xem chi tiết
minh thao tran
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phụng Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Bách
Xem chi tiết
minh thao tran
Xem chi tiết
BongBóng
Xem chi tiết
hoàng thị yến chi
Xem chi tiết
Linh
Xem chi tiết