Văn mẫu lớp 7

minh thao tran

Câu 1 : Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ sau:

- Một mặt người bằng mười mặt của.

- Tấc đất , tấc vàng.

- Không thầy đố mày làm nên.

- Học ăn học nói, học gói học mỡ.

Trúc Giang
28 tháng 2 2020 lúc 11:26

1: Một mặt người bằng mười mặt của.

- Ý câu tục ngữ muốn nói rằng bình thường sống ở trên đời tiền tài, của cải luôn là thứ khiến cho con người nhầm tưởng nó là thứ quý giá nhất trên đời.

2: Tấc đất , tấc vàng.

- “Tấc” chính là một đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta trước kia. Ta phải hiểu được rằng từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Đó có thể là một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị khác đó là “tấc vàng”. Nhân dân ta thật tinh tế khi đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, đã lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lý đó chính là đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị thật là đặc biệt. Câu tục ngữ dường như vẫn còn mang một hàm nghĩa, đó chính là đã khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để tăng gia sản xuất ra những thực phẩm có ích cho con người.

3: Không thầy đố mày làm nên.

- Khẳng định về vị trí, tầm quan trọng của người thầy trong cuộc đời mỗi người, đồng thời nhắc nhở chúng ta phải biết ơn và báo đáp công ơn thầy cô.

4: Học ăn học nói, học gói học mỡ.

- Nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Best Best
28 tháng 2 2020 lúc 11:28

Câu 1 : Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ sau:

- Một mặt người bằng mười mặt của.

-> Câu tục ngữ trên khuyên chúng ta nên quý trọng chính bản thân mình và quý trọng con người nói chung. Đừng vì tiền bạc, của cải mà coi khinh người khác hay làm những điều sai trái

- Tấc đất , tấc vàng.

-> Đất làm ra lúa gạo ngô khoai quý như vàng vậy. Hãy biết tận dụng và trân trọng từng tấc đất như là những tấc vàng

- Không thầy đố mày làm nên.

-> Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của người thầy đối với cuộc sống sau này của mỗi học sinh là rất lớn

- Học ăn học nói, học gói học mỡ.

-> câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
Chi tiết :
Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống.
Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.
Học gói: học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Học gói, học mở: cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung sự khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.

P/S : Good Luck
~Best Best~

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
28 tháng 2 2020 lúc 11:46

Câu 1:

* “Một mặt người băng mười mặt của.”

- Nghĩa là: Người quý hơn của rất nhiều lần. Không phải là nhân dân ta không coi trọng của, nhưng con người lai được đặt lên trên mọi thứ của cải:

- Câu này được sử dụng:

+ Phê phán coi của hơn người:

+ An ủi, động viên “của đi thay người.”

+ Đạo lí triết lí sống: Con người đặt lên trên mọi của cải.

+ Khuyến khích sinh nhiều con (đây là vấn đề cần phê phán, không phù hợp với xã hội ngày nay).

* “Tấc đất, tấc vàng”.

- Đất được coi như vàng, quý như vàng.

Tấc đất chỉ một mảnh đất rất nhỏ (tấc: là đơn vị đo chiều dài bằng 1 thước, là đơn vị đo diện tích đất...). Vàng là kim loại quý thường được cân bằng cân tiểu li. Vì vậy tấc vùng chỉ lượng vàng lớn, quý giá vô cùng. Câu tục ngữ lấy cái vật nhỏ (tấc đất) so sánh với cái rất lớn (tấc vàng), để nói giá trị của đất.

- Đất quý giá vì đất nuôi sống người, là nơi ở, người phải nhờ lao động và xương máu mới có và bảo vệ được đất. Vàng ăn mãi cũng hết, còn đất khai thác mãi “chất vàng” của nó cũng không cạn.

- Có thể dùng câu tục ngữ này trong nhiều trường hợp:

+ Phê phán sự lãng phí đất.

+ Đề cao giá trị của vùng đất tốt.

* “Không thầy đố mày làm nên”:

- Khẳng định vai trò, công ơn của thầy - người dạy ta từ tri thức, cách sống, đạo đức...

- Sự thành công trong công việc, sự thành đạt của học trò đều có công sức của thầy. Vì vậy, phải biết kính trọng thầy, tìm thầy mà học.

* “Học ăn, học nói, học gói, học mở.”

- Câu tục ngữ này có bốn vế vừa có quan hệ đẳng lập, vừa có quan hệ bổ sung cho nhau. Từ “học” lặp bốn lần, vừa nhân mạnh vừa để mở ra những điều con người cần phải học.

+ Học ăn, học nói: đó là “ăn nên đợi, nói nên lời”.

“Lời nói gói vàng”;

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau''...

+ Học gói, học mở: là tiêu chuẩn của con người khéo tay, lịch thiệp khi gói

Và mở sự vật như quà bánh. Suy rộng ra, còn có thể hiểu là học để biết làm, biết giữ mình và biết giao tiếp với người khác.

- Mỗi hành vi của con người đều “tự giới thiệu” với người khác và đều được người khác đánh giá. Vì vậy, con người phải học đổ chứng tỏ mình là người lịch sự tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế, tức là con người có văn hoá, nhân cách.

Chúc bạn học tốt!
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Diệp Phạm Thị Hồng
Xem chi tiết
Linh
Xem chi tiết
Đăng Hồ Hải
Xem chi tiết
Mai Nguyệt
Xem chi tiết
Diệp Bích
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thanh Trúc
Xem chi tiết
Vũ Thị Thanh Tú
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Anh Hào
Xem chi tiết
Trần Hoài Nam
Xem chi tiết