Gọi quãng đường đầu là AC, quãng đường sau là CB (thỏa mãn AC + CB = AB).
Ta có công thức tính \(v_{tb}=\dfrac{S_1+S_2}{t_1+t_2}\) (áp dụng cho bài này).
Suy ra \(\dfrac{S_{AC}+S_{CB}}{t_{AC}+t_{CB}}=\dfrac{S_{AC}+S_{CB}}{\dfrac{S_{AC}}{v_{AC}}+\dfrac{S_{CB}}{v_{CB}}}\) , mà \(S_{AC}=S_{CB}\)
\(\Rightarrow\dfrac{1}{\dfrac{1}{\dfrac{2}{20}}+\dfrac{1}{\dfrac{2}{30}}}=24\)(km/h).
Vậy vận tốc trung bình là 24 km/h.
Bài làm
Gọi V1, V2 lần lượt là vận tốc của người này trên nửa quãng đường đầu và nửa quãng đường còn lại.
Gọi t1, t2 lần lượt là thời gian của người này trên nửa quãng đường đầu và nửa quãng đường còn lại.
Gọi S1, S2 lần lượt là nửa quãng đường đầu và nửa quãng đường còn lại.
Vận tốc trung bình của người đó = \(\dfrac{S1+S2}{t1+t2}\)
Vì hai quãng đường S1 và S2 bằng nhau nên \(\dfrac{2S}{t1+t2}\)
Theo công thức V=\(\dfrac{S}{t}\) suy ra t=\(\dfrac{S}{V}\) ta có \(\dfrac{2S}{\dfrac{S}{V1}+\dfrac{S}{V2}}\)
Thay V1 = 20; V2 = 30 ta có \(\dfrac{2S}{\dfrac{S}{20}+\dfrac{S}{30}}\)
Bỏ S ra ngoài ta có \(\dfrac{2S}{S\left(\dfrac{1}{20}+\dfrac{1}{30}\right)}\)
Bỏ S ở cả tử và mẫu ta có \(\dfrac{2}{\dfrac{1}{20}+\dfrac{1}{30}}\)
Kết quả cuối cùng ta được 24(km/h)
Vậy vận tốc trung bình của người này trên cả đoạn đường AB là 24 km/h.