Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Quyền Thu Hương

Em hãy nêu công dụng và ý nghĩa của văn chương.

help me!

Vũ Lam Nhật Nhật
30 tháng 4 2017 lúc 21:09

Công dụng:

-Giúp tình cảm và gợi lòng vị tha.

-Gây cho ta những tình cảm chưa có, luyện những tình cảm sẵn có.

-Văn chương tạo ra sự sống muôn hình, vạn trạng.

Ý nghĩa:

Văn chương có nguồn gốc cao đẹp, có công dụng rõ ràng, gợi tình yêu, lòng đồng cảm.

#Ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu =))

le tran nhat linh
30 tháng 4 2017 lúc 20:48

Đi tìm ý nghĩa của văn chương, Hoài Thanh đã giải thích: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cà muôn loài, muôn vật. Chính vì thế mà ông khẳng định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".
Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.
Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.
Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời.
Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.
Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.

Chúc bn học tốtok

Linh Phương
30 tháng 4 2017 lúc 20:56

Gợi ý
* Công dụng: - Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.
Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.

* Ý nghĩa: Văn chương là tiếng nói của tình cảm con người, nó khơi dậy trong mỗi người những tình cảm sẵn có nhg nó cũng gây cho ta những tình cảm ta chưa có. Đó là lòng vị tha, sự đồng cảm, là khát vọng cống hiến, hy sinh...Văn chương nhen nhóm, làm nảy nở và tạo ra những tình cảm đó. Lời nhận định: " ( trích dẫn ra nhá ) của tác giả Hoài Thank là hoàn toàn đúng đắn. Đó là lòng vị tha, là sự đồng cảm, khát vọng cống hiến, hy sinh...mà các tác phẩm: Bài ca nhà trank bị gió thu phá đã làm rung động những trái tim cộc cằn, khô khan, gây cho người ta 1 tình yêu thương đồng loại và chấp nhận hy sink. Hay bài thơ Bánh trôi nc của Hồ Xuân Hương, bài thơ Sau phút chia ly của đoàn thị điểm, k ai có thể chắc chắn rằng mỳnk k thg xót, đồng cảm, vs những ng phụ nữ xã hội phong kiến xưa, cũng k ai có thể chắc rằng mỳnk sẽ có 1 tình cảm vợ chồk sâu sắc đến vậy. Thành ngữ, tục ngữ cũng đâu chỉ là " túi khôn" của nhân loại, chẳng phải ca dao, dân ca là cây đàn muôn điệu, là tiếng nói tâm tình cảu nhân dân VN sao? Cuộc sống muôn hình vạn trạng hiện lên qua từng câu ca dao ( trích dẫn nhé ), đi vào trái tim từng con người, thắp lên những ánh lửa nhân ái, gắn chặt tình yêu thg của người vs người
Đó chính là Giá trị thiêng liêng của văn chg. Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều điều nhg tiếp nhận chúng thế nèo, cảm nhận chúng ra sao lại là 1 vấn đề khác. Văn chg gây cho ta nhữg tình cảm ta chưa có và chúg ta là nhữg người phải biến chúg thành những tình cảm thật trong cuộc sống

lê trần văn minh
17 tháng 1 2018 lúc 22:47

1. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời. Trả lời : Nguồn gốc cốt yếu của văn chương: “Cốt yếu” là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là tất cả. Vậy theo Hoài Thanh: "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương lù lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài". Nói như vậy là rất đúng, nhưng vẫn có cách quan niệm khác, có thể bổ sung cho nhau. Ví dụ: “Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người. 2: Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.. ”. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó. Tả lời : Trong nội dung lời văn của Hoài Thanh có hai ý chính: a) Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. b) Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. - Ý thứ nhất nghĩa là: Cuộc sống của con người, cùa xã hội vốn là muôn hình vạn trạng. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. Ớ đây, “hình dung” là danh từ, nó có ý nghĩa như hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự micu tả trong văn chương. - Ý thứ hai nghĩa là: Văn chương dựng lên những hình ảnh đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện đại chưa có, hoặc chưa cần để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai. 3: Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Trả lời : Công dụng của văn chương là: giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha, “gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, thiên nhiên. Lịch sử loài người, nếu xóa bỏ văn chương thì sẽ xóa bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến mức nào. 4: Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn bản nghị luận nào? Văn nghị luận của Hoài Thanh có gì đặc sắc? Tìm một đoạn trong văn bản đế làm dần chứng và làm rõ ý đã chọn. Trả lời : a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương, vì phạm vi nghị luận là thuộc vấn đề của văn chương. b) Đặc sắc của văn nghị luận Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương ) là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.


Các câu hỏi tương tự
Ice Tea
Xem chi tiết
NLPT-TT52 LOP
Xem chi tiết
bê trần
Xem chi tiết
Phương Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Thảo
Xem chi tiết
pham maya
Xem chi tiết
Đoàn Vũ Hải Yến
Xem chi tiết
Phạm Trần Hoàng Anh
Xem chi tiết
vinh Đinh bạt
Xem chi tiết