* Quá trình hình thành và phát triển
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được thành lập năm 1997, gồm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương.
- Năm 2004, ranh giới của vùng được mở rộng bằng việc bổ sung thêm 3 tỉnh là Hà Tây (cũ), Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
- Từ sau ngày 01 – 8 – 2008, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 2 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng và 5 tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh.
- Năm 2021, vùng có diện tích khoảng 15,7 nghìn km², số dân hơn 17,6 triệu người (chiếm 17,8% số dân cả nước).
* Nguồn lực phát triển
- Vị trí địa lí:
+ Tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội.
+ Vùng tiếp giáp với nước láng giềng Trung Quốc; giáp với các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng giàu tài nguyên và lao động dồi dào.
+ Vùng có vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng thuộc vịnh Bắc Bộ.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Có nhiều thuận lợi cho hoạt động sản xuất và đời sống.
+ Vùng có địa hình đồng bằng, trung du và đồi thấp với các loại đất chủ yếu là đất phù sa, đất feralit; khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh; mạng lưới sông ngòi dày đặc với hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình. => Đây là những điều kiện thích hợp cho việc hình thành cơ cấu cây trồng đa dạng như cây lương thực, rau đậu, cây công nghiệp, cây ăn,... Trong vùng có một số loại khoáng sản như than đá ( chiếm 90% trữ lượng cả nước), than nấu, đá vôi, cao lanh,...
- Nguồn lao động:
+ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có số dân đông, nguồn lao động dồi dào và trình độ chuyên môn kĩ thuật cao là lợi thế nổi bật của vùng trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Cơ sở hạ tầng:
+ Hệ thống giao thông vận tải phát triển khá đồng bộ và hiện đại với các tuyển đường bộ kết nối nội vùng và liên vùng (quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 18,...), cảng biển lớn (Hải Phòng, Quảng Ninh), cảng hàng không quốc tế (Nội Bài, Cát Bi,...)....
+ Vùng còn có nhiều dầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế, tiêu biểu là Hà Nội, Hải Phòng; có mạng lưới đô thị dày đặc với hạt nhân là Hà Nội, Hải Phòng.
+ Hệ thống cơ sở đào tạo và nghiên cứu của vùng phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng và cả nước.
* Thực trạng phát triển kinh tế:
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đóng góp ngày càng lớn vào GDP của cả nước, đạt khoảng 26% (năm 2021).
- Ngành công nghiệp và xây dựng đóng vai trò chủ đạo, chiếm hơn 40% GRDP toàn vùng (năm 2021).
- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, một số ngành có tỉ trọng lớn nhờ khai thác hiệu quả các thế mạnh như cơ khí; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất điện,...
- Hoạt động dịch vụ đa dạng.
+ Vùng có nhiều trung tâm thương mại lớn, phát triển mạnh nội thương và ngoại thương với các tuyến hàng hoá đi khắp mọi nơi;
+ Phát triển đầy đủ các loại hình giao thông vận tải, năng lực vận chuyển và cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện theo hướng hiện dại;
+ Du lịch phát triển với các loại hình du lịch đặc trưng như: du lịch văn hoá, lễ hội, tâm linh; du lịch biển, đảo; du lịch MICE;...
* Định hướng phát triển:
- Phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tập trung vào tam giác Hà Nội – Hải Phòng Quảng Ninh, trong đó, Thủ đô Hà Nội là cực tăng trưởng; giữ vai trò quan trọng trong liên kết phát triển khu vực phía Bắc và kết nối quốc tế.
- Xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trở thành trung tâm khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo quốc gia; phát triển một số ngành dịch vụ hiện đại, chất lượng cao; các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giả trị gia tăng cao, tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu; trung tâm kinh tế biển với các ngành vận tải biển, du lịch biển, đảo, kinh tế hàng hải,...