- Các vườn quốc gia của Tây Nguyên
+ Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai)
+ Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk)
+ Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng)
+ Vườn quốc gia Chư Yang Sin (Đắk Lắk)
- Các khu dự trữ sinh quyển thế giới của Tây Nguyên
+ Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai)
+ Khu dự trữ sinh quyển Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng)
+ Khu dự trữ sinh quyển Langbiang (Lâm Đồng)
- Vai trò của tài nguyên rừng đối với phát triển lâm nghiệp và du lịch ở Tây Nguyên
* Với lâm nghiệp:
+ Tây Nguyên có diện tích và độ che phủ rừng khá lớn, đứng thứ 3 cả nước; tổng diện tích rừng ở Tây Nguyên gần 2,6 triệu ha, tỉ lệ che phủ rừng đạt 46,3%. => cung cấp gỗ, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
+ Vùng có nhiều kiểu hệ sinh thái rừng: rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá,... với tính đa dạng sinh học cao.
+ Trong rừng có nhiều loại gỗ quý như cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến,...; các cây dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, sa nhân, hà thủ ô trắng,... => cung cấp dược liệu quý
+ Tây Nguyên có các khu dự trữ sinh quyển thế giới như Kon Hà Nừng, Langbiang; các vườn quốc gia như Chư Mom Ray, Yok Đôn,...
* Với du lịch
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên (Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông, núi Langbiang, Biển Hồ,...),
+ Tài nguyên du lịch văn hoá (Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên, Di tích Chiến thắng Đắk Tô – Tân Cảnh, Nhà đày Buôn Ma Thuột,...)