Bài viết số 1 - Văn thuyết minh

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Ngọc Đăng Thy

Đề : Cây dừa ở quê em( có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả)

Thảo Phương
25 tháng 8 2018 lúc 20:32

1. MỞ BÀI
Giới thiệu về cây dừa

2. THÂN BÀI

Hình dáng Thân dừa: cao, nhẵn, màu nâu sẫm Tàu dừa: to và rộng Quả dừa: bên ngoài cùng là lớp vỏ dày, tiếp đến là lớp cùi trắng tinh và nước dừa trong mát Một số loại dừa: dừa xiêm, dừa nếp...



Công dụng:

Thân dừa làm máng Lá dừa dùng để gói bánh, lợp nhà, làm dây bện Nước dừa là đồ uống giải khát, cùi dừa làm bánh kẹo, ép lấy dầu Ý nghĩa của cây dừa trong đời sống Những rặng dừa tạo nên khung cảnh nên thơ, yên bình Quả dừa xuất hiện trong mâm ngũ quả của người miền Nam


3. KẾT BÀI
Nêu cảm nghĩ về cây dừa

Thảo Phương
25 tháng 8 2018 lúc 20:32
“Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thủy chung”

Cây dừa từ lâu đã gắn bó và trở thành một phần máu thịt của con người Việt Nam. Trong muôn vàn loại cây trái trên dải đất hình chữ S, dừa vẫn có những đặc điểm rất riêng để lại nhiều dấu ấn trong trái tim mỗi người. Nhắc đến dừa, ta cũng nghĩ ngay đến Bến Tre- nơi được mệnh danh là xứ dừa: “Thấy dừa thì nhớ Bến Tre/ Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười”.

Dừa là loài cây ưa nắng và mưa nhiều. Đó là lí do vì sao ta hay bắt gặp dừa ở các bờ biển nhiệt đới. Dừa chỉ có một thân, thân dừa màu nâu sẫm, có thể cao tới 30 m. Thân dừa hứng nắng phơi sương nhiều nên dường như có màu bạc phếch của thời gian. Dừa có nhiều tàu lá, to và rộng, trông mỗi tàu lá như một chiếc lược đang chải tóc cho mây trời. Quả dừa mọc thành từng chùm, mỗi chùm lên đến hàng chục trái. Lớp vỏ bên ngoài màu xanh, nhẵn nhụi, bao bọc lấy gáo cứng. Tiếp đó là lớp cùi dừa mềm mịn, trắng tinh béo ngậy và nước dừa trong mát, ngọt lịm. Nhìn những chùm dừa sai trái lúc lỉu như đàn lợn con chen chúc đang nằm trên con.

Có nhiều loại dừa nhưng phổ biến nhất là dừa xiêm xanh được trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long. Dừa xiêm thân thấp lè tè nhưng trái không hề thua kém những loại dừa khác. Dừa dứa có mùi thơm như lá dứa, dừa nếp trái vàng xanh mơn mởn, dừa lửa trái to, vỏ xanh hồng.

Cây dừa có rất nhiều lợi ích trong đời sống con người. Thân dừa dùng làm máng nước hoặc để sản xuất đồ mĩ nghệ. Lá dừa phơi khô có thể gói bánh, lợp nhà, làm giỏ đựng đồ hay làm chổi dừa. Xơ dừa làm dây thừng, chão rất bền. Hiện nay, người ta tái chế vỏ và sơ dừa làm nguồn nhiên liệu hoặc phân bón. Nhiều công dụng nhất phải kể đến trái dừa. Trong bài “Cây dừa”, Trần Đăng Khoa có viết: “Ai mang nước ngọt, nước lành/ Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa”. Nước dừa là thức uống giải khát bổ dưỡng, cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin cho cơ thể. Kẹo dừa có nguyên liệu chính là nước cốt dừa pha hương vị lá dứa, sầu riêng hoặc socola. Đây là món đồ ngọt rất thông dụng ở Việt Nam. Mứt dừa được làm từ sợi dừa thái mỏng sên với đường. Vào dịp Tết, mỗi gia đình Việt Nam đều có một đĩa mứt dừa để mời họ hàng, bạn bè. Cùi dừa già thì được ép khô để lấy dầu dừa. Phần cùi dừa ăn được có thể dùng ở dạng tươi hay sấy khô trong một số món ăn.

Không chỉ thế, dừa còn có ý nghĩa trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam. Từng rặng dừa nối tiếp nhau vươn lên mạnh mẽ như đang dang tay đón lấy gió trời. Dừa gọi gió đến cùng reo vui, xua đi cái nắng hè oi bức. Dừa hay được trồng ở bờ biển. Dừa xanh, cát trắng, nắng vàng tạo nên khung cảnh thật tươi mát, nên thơ, yên bình, đã trở đi trở lại rất nhiều lần trong thi ca nhạc họa và in đậm trong trái tim mỗi người. Dừa còn là một trong những loài xuất hiện trên mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam. Dưới gốc dừa xanh mát, nhân dân ta đã sống bình yên bao đời, trải qua bao thế hệ, đánh giặc và làm lụng, dừa vẫn mãi tươi tốt, che chở cho cuộc sống của con người.

Những cây dừa đã tạo nên hình dáng của quê hương, xứ sở. Đối với những người con xa xứ, hình ảnh cây dừa gợi nhắc về quê hương yêu dấu với bao niềm bâng khuâng và tự hào.

Thảo Phương
25 tháng 8 2018 lúc 20:32
"Cây dừa xanh toả nhiều tàu,
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao."

Mỗi khi nghe lời bài thơ của Trần Đăng Khoa, em lại nhớ đến cây dừa, một loài cây xanh tươi nơi những bãi cát trắng trải đầy nắng vàng.

Quê em ở vùng biển, ở đây người dân trồng rất nhiều dừa trên những bãi cát. Dừa ở quê em có sức sống rất mãnh liệt, xanh tươi đứng trước biển khơi đầy sóng và gió. Những cây dừa họ nhà cau ấy có thân cây rất cao và mịn, nó có màu nâu nhàn nhạt , trên thân cây có những vòng khoanh tròn nối nhau chạy dọc tạo thành một vòng tròn thú vị. Trông nhìn thân dừa cao, em tưởng cây có dễ trùm, sau này nghe ngoại nói, em mới biết những cây dừa có gốc phình to hơn thân, rễ chúng rất khỏe và to, đâm sâu qua tầng cát đất, hút các chất dinh dưỡng để nuôi thân cây luôn được căng tràn sức sống. Dừa có nhiều tàu lá, xanh ngát tỏa ra bốn phía, nhìn xa trông chúng như những cái ô khổng lồ hòa cùng màu áo xanh của trời mây. Đến với vùng biển tràn ngập nắng và gió, ta ngắm nhìn màu xanh của những cây dừa, chợt cảm thấy thật mát mẻ và thoải mái. Những tán dừa to, khỏe dần lên theo tháng năm nhờ thiên nhiên và khí hậu nơi đây. Có lần, em nghe ngoại kể, những cây dừa nơi quê em quả thật như những chiến sĩ áo giáp xanh kiên cường trước bão gió. Có những trận bão giật cấp 5, sóng biển cuộn lên ào ào , cùng cơn thịnh nộ của trời đất, mưa xối xả, như tuôn như ùa từng đợt muốn quật ngã những cây dừa ở trên bãi cát. Ấy thế mà sau cơn mưa, trời lại sáng, bão qua đi, dừa vẫn tư thế đó, oai dũng hiên ngang đứng trước mọi thứ tan hoang, những chiếc ghế dành cho khách du lịch đổ rạp trên bãi biển, hàng ô ngã đổ nhoài về bên vệ đường. Dường như cây dừa nhìn thấy cũng thương cảm với "những người bạn" chung chỗ ở với mình, những tán lá dừa vẫy vẫy như an ủi cảnh vật sau cơn bão lớn.

Đến mùa dừa ra hoa, hoa trắng muốt nở li ti từng chùm như hoa cau, tỏa mùi hương rất dễ chịu. Mùi hương ấy chỉ khi ta nhắm mắt tận hưởng hơi vị của muối, của gió, của biển ta sẽ cảm nhận được hương hoa dừa đang lan tỏa phảng phất quện trong hương muối khơi xa, xâm chiếm tâm hồn ta. Có những lần em ra phụ giúp mẹ coi quán ăn ven biển, nằm trên ghế, nhắm mắt hít thật sâu, em cảm nhận được mùi hương ngan ngát dịu nhẹ lan tỏa ấy khiến cho ta cảm thấy thư thái. Sau khi nở hoa, cây dừa sẽ kết trái, thành từng chùm trĩu nặng một màu xanh bóng bẩy. Quả dừa cũng là đồ uống đặc trưng của vùng biển, nó là thức uống giải khát số một khi bạn đang mệt nhoài vì những cơn nắng nóng. Khi ta đục những quả dừa, rồi bổ chúng là hai, em nhìn thấy lớp cùi dừa trắng muốt béo ngậy được bọc bởi mấy lớp vỏ cứng. Tuy bên ngoài trông dừa rất cứng rắn, nó bất đắc dĩ trở thành những trái bóng bó cho những đứa trẻ to khỏe trong vùng. Nhưng khi được tận hưởng những dòng nước mát lành và cùi dừa ngòn ngọt và bùi, em mới biết được dừa sinh ra có lớp vỏ cứng để bảo vệ hết những gì tốt đẹp nhất bên trong của chúng. Những cây dừa ven biển- những người anh hùng, người bạn của dân và khách du lịch đến nơi đây, trong bất cứ tấm ảnh của vị khách nào ta cũng sẽ tình cờ phát hiện thấy những bóng dừa lả lơi, xa có gần có, vẫn màu xanh ấy hiện hữu trước mắt em với bao thân thương và quen thuộc.

Cây dừa- một loại cây có sức sống vô cùng mãnh liệt, chính sức sống tiềm tàng ấy đã in dấu sâu đậm trong kí ức tuổi thơ của em. Nhớ về quê hương xứ sở, em lại mường tượng về những cây dừa đang "dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng".

minh nguyet
23 tháng 8 2019 lúc 23:23

Tham khảo:

“ Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao”.

Hình ảnh cây dừa đã đi vào thơ ca nhạc họa một cách rất tự nhiên. Dừa là hình ảnh rất gần gũi và hết sức quen thuộc thân thương và trìu mến, gắn liền với tuổi thơ của mỗi chúng ta.

Nguồn gốc của loài thực vật này là chủ đề gây tranh cãi, trong đó một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Châu Á trong khi những người khác cho rằng nó có nguồn gốc ở miền Tây bắc Nam Mỹ. Đến nay dừa đã được trồng phổ biến và xuất hiện ở nhiều nơi trên đất nước. Trên thế giới, dừa thường phân bố ở vùng châu Á, Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, dừa thường tập trung từ Quãng Ngãi đến Cà Mau nhưng nhiều nhất là ở Bình Định và Bến Tre “Khi yêu yêu lắm dừa ơi/ Cả trời cả đất cả người Bến Tre”. Dừa có rất nhiều loại như dừa xiêm, dừa bị, dừa nếp, dừa lửa, dừa dâu, dừa sáp. Nhưng nhìn chung các loại dừa đều cơ bản giống nhau và có những lợi ích riêng giúp ích cho cuộc sống con người.

Hầu như loại dừa nào cũng có đặc điểm và cấu tạo như nhau. Thân dừa có hình trụ với những nốt vằn trên thân, cao khỏe, có màu nâu sậm, cao khoảng 20- 30 cm, đường kính rộng khoảng 45 cm. Đối với loại dừa dùng để làm cảnh thì thân thường là màu xanh có nhiều đốt với những tán lá xòe rộng như một cái ô khổng lồ. Lá dừa xanh, dài tán lá rộng có nhiều tàu lá. Khi già thì lá chuyển mình thành màu vàng rồi héo dần và rụng. Phải quan sát tỉ mỉ thì ta mới nhìn thấy những bông hoa trắng, nhỏ li ti kết thành từng chùm trông thật thích mắt. Cây ra hoa rồi kết thành trái. Quả dừa tròn, nằm trên những tàu lá, kết thành từng chùm như đàn lợn con nằm trên cao. Cây dừa có rất nhiều quả, quả của chúng kết thành buồng, mỗi cây có rất nhiều buồng và mỗi buồng dừa có nhiều quả, trung bình mỗi buồng từ 5 đến 10 trái dừa, có loại trên 20 trái. Quả dừa gồm hai phần là phần vỏ và phần nước ở bên trong được ngăn cách nhau bởi lớp cùi trắng. Để lấy nước của quả dừa thì đây là một công đoạn cũng rất khó cần loại bỏ lớp vỏ ngoài và lớp xơ dừa sau đó dùng đũa/que chọc vào mắt lớn nhất của quả rồi đặt ống hút vào. Người ta có thể lấy nước bằng cách chặt bỏ một phần vỏ ở phần đối diện với cuống dừa để phần vỏ cứng bên trong phơi ra vật chứa.

Người ta tìm đế với dừa có rất nhiều những công dụng khác nhau. Mỗi bộ phận của dừa hầu như đều chứa đựng những lợi ích khác nhau. Chúng ta không chỉ biết công dụng của dừa dùng để ăn mà biết đến với rất nhiều công dụng khác. Thân dừa dùng để làm cột chống, hay lá dừa khi già héo và rụng thì người ta phơi khô dùng để đun và cháy rất bén. Bên cạnh đó, thân dừa có thể dùng làm đồ mỹ nghệ hoặc làm vật liệu cho một số công trình xây dựng. Rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm, thuốc sát trùng để súc miệng hay chữa trị bệnh lỵ và nó còn được dùng để đánh răng. Tán lá dừa rộng, xòe to nên có thể dùng để che nắng, che mưa. Xơ dừa dùng làm dây thừng, hoa dừa dùng để trang trí. Phần có tác dụng to lớn là nằm ở quả dừa. Nước dừa thơm ngon, béo ngậy có thể dùng để uống giúp đẹp da hay dùng để nấu cơm, thổi xôi thêm cùi dừa nạo mỏng thì ta sẽ được đĩa xôi ngon miệng, béo ngậy, giàu chất dinh dưỡng. Người ta còn biết dùng nước dừa đun lại để làm dầu dừa dưỡng da, dưỡng tóc. Cùi dừa dùng để kho thịt, thạch dừa hay dùng để làm kem dừa khi trời nóng nắng oi bức hay dùng là mứt vào mỗi dịp tết. Khi dùng xong bên trong, họ còn dùng gáo dừa để làm vật dụng trong gia đình hay dùng để nấu ăn…

Cây dừa có rất nhiều tác dụng to lớn đối với cuộc sống của con người. Cây dừa đã từ lâu cũng trở thành biểu tượng của người dân Việt Nam bởi sự kiên cường bất khuất, dám đối mặt với mọi gian nan để vươn cao, vươn xa hơn.

Diệu Huyền
24 tháng 8 2019 lúc 7:30
I. Mở bài:

- Giới thiệu cây dừa

- Cây dừa là một loại cây rất quen thuộc và ý nghĩa đối với cuộc sống của người dân. Cây dừa gắn bó thủy chung son sắt với con người.

II. Thân bài: 1. Nơi phân bố

- Trên thế giới: dừa thường phân bố ở vùng châu Á, Thái Bình Dương

- Ở Việt Nam: dừa thường tập trung từ Quãng Ngãi đến Cà Mau nhưng nhiều nhất là ở Bình Định và Bến Tre.

2. Đặc điểm

a. Cấu tạo

- Thân dừa: cây dừa cao khỏe, có màu nâu sậm, hình trụ và có những nốt vằn trên thân.

- Lá: lá dài, xanh và có nhiều tàu

- Hoa: trắng và nhỏ

- Quả: phát triển từ hoa, bên ngoài màu xanh dày, bên trong có cơm và nước.

- Buồng dứa: chứa các quả dừa, mỗi buồng thường có 15 quả.

b. Khả năng sinh sống

- Thường sống ở khí hậu nhiệt đới

- Phát triển trên đất pha cát và có khả năng chống chịu tốt

- Dừa cần độ ẩm cao (70–80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu

- Phát triển trong khô vực khô cằn

3. Phân loại

- Dừa xiêm: loại dừa này trái thường nhỏ, có màu xanh, nước dừa rất ngọt, thường dùng để uống.

- Dừa bị: trái thường to, vỏ màu xanh đậm, thường được dùng trong chế biến thực phẩm

- Dừa nếp: trái vàng xanh mơn mởn.

- Dừa lửa: lá đỏ, quả vàng hồng.

- Dừa dâu: trái rất nhỏ,thường có màu hơi đỏ.

- Dừa dứa: trái nhỏ, màu xanh, nước ngọt, vì thơm mùi dứa nên gọi là dừa dứa.

- Dừa sáp: cơm dừa vừa xốp, vừa mềm mại lại dẻo như bột đã được nhào sệt, đồng thời lại có màu vàng đục như sáp, chỉ có ở vùng Cầu Kè (Trà Vinh).

4. Công dụng

- Nước dừa: thường được dùng làm nước uống, kho cá, nước chấm, ...

- Cơm dừa: làm kẹo, mứt hay làm nước cốt dừa

- Dầu dừa: nấu ăn, thoa tóc, dưỡng da, ...

- Xơ dừa: dùng làm dây thừng

- Thân dừa: làm cột nhà, làm cầu bắt qua song, …

- Hoa dừa: dung để trang trí

- Gáo dừa: dung để nấu ăn hay vật dụng trong gia đình, ...

- Rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm, thuốc sát trùng để súc miệng hay chữa trị bệnh lỵ.

- Làm đồ mỹ nghệ

- Dừa có thể một số bệnh như: khản tiếng, lỵ, giải độc, …

5. Ý nghĩa của cây dừa

- Trong đời sống:

- Trong nghệ thuật:

+ văn học dân gian:

Mài dừa đạp bã cho nhanh

Nấu dầu mà chải tóc anh tóc nàng

Mài dừa dưới ánh trăng vàng

Ép dầu mà chải tóc nàng tóc anh

+ văn thơ hiện đại và cận hiện đại

+ âm nhạc

III. Kết bài

Dừa là một người bạn rất hữu ích với người dân quê Việt Nam. Dừa rất có ích cho cuộc sống và tinh thần của người dân.

Nguyen
24 tháng 8 2019 lúc 7:37

Tham khảo:

Quê nội em ở Nha Trang, bãi biển đẹp nhất nhì trên dải đất hình chữ S. Nhà ông bà em lại nằm ngay gần một góc biển bình dị, không phải nơi khách du lịch tập trung nên rất yên bình. Mỗi lần về quê chơi, em thích nhất là leo lên cây dừa ngộ nghĩnh ở trước nhà ông bà.

Khác với những cây dừa thông thường, cây dừa này thon nhỏ, chưa bằng vòng tay người ôm, và đặc biệt là nó mọc hướng hẳn ra biển. Từ xa trông lại cây dừa như một chiếc ghế nằm ngang, uốn cong đến mức ngả rạp là là mặt đất. Lần đầu về quê nội chơi em còn tưởng cây dừa ấy vừa bị bão quét nữa đấy. Vì vậy bọn con nít luôn dễ dàng bám vào phần rễ chằng chịt như rắn nước của cây để mon men đi về phía ngọn. Lần đầu tiên em có hơi nhát gan, chỉ dám ngồi ngay ở cái gốc xù xì nham nhám. Dần dần đánh bạo đi ra đến ngọn, lúc đó em thấy rất thú vị.

Thân dừa màu nâu, có nhiều vòng tròn đều tăm tắp từ gốc lên đến đỉnh như có ai dùng dao khứa lên. Càng về đỉnh thân dừa càng bé lại, nhòn nhọt như cây bút chì gỗ. Nhiều lần đi trên thân cây em có cảm giác phải giữ thăng bằng như đi cầu khỉ, tuy nhiên thân cây to hơn nên an toàn hơn. Ngồi ở ngọn cây có thể nhìn rõ từng tán lá dừa xanh mướt. Cây dừa có lá khá sắc, cọ vào sẽ đau hoặc xước da. Xen kẽ trong đám lá rì rào đón gió là những bông hoa dừa điểm xuyến, hệt như cô thiếu nữ cài lên tóc vài bông hoa toát lên vẻ đẹp dịu dàng thơ mộng.

Với cây dừa nằm ngang như vậy, tiện nhất đối với ông bà em chính là việc hái quả. Sau khi hoa rụng, từng chùm quả dần dần lớn lên, căng tròn mây mẩy vô cùng thích mắt. Không cần phải trèo leo nguy hiểm, chỉ đi vài bước đã có thể đến tận ngọn để chặt lấy chùm quả nặng trĩu nước ngọt lành của trời đất để mang về. Bà nội cũng bổ dừa ra lấy cùi cho đám cháu nhỏ ăn, cơm dừa bà dùng vắt lấy nước cốt kho thịt rất ngon. Còn đối với em và các anh, chị họ thì việc ngồi nối đuôi nhau trên ngọn cây, bám lấy tàu lá rồi hát vang bài ca như người thủy thủ trong phim hoạt hình mới là điều tuyệt vời nhất.

Kể từ ngày đầu tiên về quê nội đến giờ đã 5 năm. Mỗi hè em về thăm ông bà cây dừa lại như lớn hơn một chút, ông bà rất quý cây dừa có dáng đứng kì lạ này. Em hi vọng cây dừa sẽ còn mãi như một người bạn của tuổi thơ.


#Walker
Aurora
24 tháng 8 2019 lúc 8:22

I. Mở bài: Giới thiệu cây dừa.

- Quê nội em có rất nhiều dừa.

- Nội bảo cây dừa trước sân đã có từ lâu.

II. Thân bài: Tả cây dừa.

* Tả bao quát:

- Nhìn từ xa, cây như chiếc chổi chổng ngược.

- Cây cao quá mái nhà.

* Tả chi tiết từng bộ phận:

- Gốc to cở vòng tay ôm của em.

- Những chùm rễ bám gốc như những con giun đất to.

- Vỏ cứng có nhiều vết sẹo xen kẽ đểu đặn trên thân cây hơi nghiêng về ao cá.

- Từng chùm quả xinh xinh như những hồ lô xanh bóng.

- Vô số tàu lá túa ra, rũ xuống hệt những chiếc lược khổng lồ.

* Cảnh vật xung quanh

- Gió khua xào xạc trên lá dừa.

- Chim chóc ríu rít trong vòm cây.

III: Kết bài

- Dừa là đặc sản của quê nội.

- Từ dừa, con người có thể thu được nhiều sản phẩm.

- Hình ảnh cây dừa khắc họa rỏ nét về quê hương.

Thảo Phương
24 tháng 8 2019 lúc 17:34

1. Mở bài

– Cũng như cây tre, từ bao đời nay cây dừa gắn bó với cuộc sông của người Việt Nam.

– Dừa mang lại lợi ích rất nhiều cho cuộc sống của con người.

2. Thân bài

a) Nguồn gốc của cây dừa

Hiện nay, người ta vẫn còn tranh cãi về nguồn gốc của cây dừa:

– Một số người cho rằng, dừa có nguồn gốc từ một số nước Đông Nam châu Á.

– Một số người lại cho rằng, dừa có nguồn gốc từ Nam Mĩ.

– Riêng ở nước ta, dừa đã có từ rất lâu.

b) Đặc điểm của cây dừa

– Dừa sống được ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng phát triển tốt trên loại đất pha cát.

– Dừa có khả năng chịu mặn tốt (dừa có rất nhiều ở ven biển).

– Rễ dừa thuộc loại rễ chùm.

– Thân dừa được bao bọc bởi các tàu dừa. Thân dừa cao dần khi các tàu dừa khô và rụng xuống. Các tàu dừa rụng tạo thành những vòng đai quanh thân dừa. Thân dừa thường có màu nâu mốc.

– Tàu dừa to, dài, có nhiều phiên lá. Khi non lá có màu xanh non. Khi già, lá có màu xanh đậm. Khi khô, lá màu nâu. Mỗi phiên lá đều có gân ở giữa.

– Dừa ra hoa liên tục. Hoa dừa nở thành từng cụm. Cả hoa đực và hoa cái cùng nở trên một cụm hoa.

– Dừa là loại quả có xơ, vỏ ngoài nhẵn và cứng. Phía trong lớp vỏ là sợi xơ (gọi là xơ dừa). Trong lớp xơ là gáo dừa rất cứng. Bên trong lớp gáo dừa là cùi dừa. Cùi dừa có màu trắng trong khi non và có màu trắng đục khi già.

c) Công dụng của cây dừa.

Tất cả các bộ phận rỗ, thân, tàu lá, hoa, quả dừa đều sử dụng được.

– Rễ dừa có thể dùng để làm củi đun.

– Thân dừa có thể làm cầu bắc qua những con kênh, con mương nhỏ, làm cột nhà, làm máng nước…

– Tàu dừa có thẻ dùng làm mái lợp nhà. Xương dừa (vót ra từ lá) có thể làm chổi quét.

– Vỏ và xơ dừa có thể dùng để bện cháo, bện thừng hoặc làm nhiên liệu để sản xuất than củi.

– Gáo dừa có thể dùng làm đồ mĩ nghệ.

– Nước dừa dùng để giải khát.

– Cùi dừa có thể dùng đế làm kẹo làm mứt, làm dầu dừa…

3. Kết bài

– Cây dừa có rất nhiều ích lợi cho cuộc sống của con người

– Dừa là nguồn đề tài vô tận cho những sáng tác nghệ thuật: thơ, ca, họa, nhạc. Dừa đi vào bài hát Dáng dứng Bến Tre. Dừa đi vào những trang thơ của Trần Dăng Khoa (bài thư Cây dừa).

– Em rất thích thương thức nhừng li nước dừa mát lạnh vào mỗi trưa hò, thích được ngồi xem bà vót xương dừa làm chổi…

– Dừa sẽ mãi mãi là người bạn thân thiết của người Việt Nam.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
26 tháng 8 2019 lúc 22:06

I. Mở bài: Giới thiệu cây dừa.

- Quê nội em có rất nhiều dừa.

- Nội bảo cây dừa trước sân đã có từ lâu.

II. Thân bài: Tả cây dừa.

* Tả bao quát:

- Nhìn từ xa, cây như chiếc chổi chổng ngược.

- Cây cao quá mái nhà.

* Tả chi tiết từng bộ phận:

- Gốc to cở vòng tay ôm của em.

- Những chùm rễ bám gốc như những con giun đất to.

- Vỏ cứng có nhiều vết sẹo xen kẽ đểu đặn trên thân cây hơi nghiêng về ao cá.

- Từng chùm quả xinh xinh như những hồ lô xanh bóng.

- Vô số tàu lá túa ra, rũ xuống hệt những chiếc lược khổng lồ.

* Cảnh vật xung quanh

- Gió khua xào xạc trên lá dừa.

- Chim chóc ríu rít trong vòm cây.

III: Kết bài

- Dừa là đặc sản của quê nội.

- Từ dừa, con người có thể thu được nhiều sản phẩm.

- Hình ảnh cây dừa khắc họa rỏ nét về quê hương.


Các câu hỏi tương tự
Khương
Xem chi tiết
Đặng Ngọc Đăng Thy
Xem chi tiết
Kuro
Xem chi tiết
Kuro
Xem chi tiết
Nguyên Nguyễn
Xem chi tiết
Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Kuro
Xem chi tiết
Uyên Nhi
Xem chi tiết
văn như giang
Xem chi tiết