a. Ngôn ngữ trang trọng: cấu trúc ngữ pháp thường dài, phức tạp hơn, sử dụng cấu trúc đầy đủ, rõ ràng
VD: Tôi viết thư này với mục đích hỏi xem quý công ty có vị trí trống nào vào mùa đông này hay không.
Ngôn ngữ thân mật: cấu trúc ngữ pháp đơn giản hơn, độ chính xác không cần tuyệt đối, thường có tiếng lóng, biệt ngữ địa phương,... và có thể thể hiện được cảm xúc của người nói
VD: Mê mấy ông ấy ghê! Họ ngầu quá trời!
b. Nghịch ngữ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa kết hợp liền nhau hoặc gần nhau những đơn vị cú pháp đối lập nhau và nghĩa trong mối quan hệ ngữ pháp chính phụ.
- Để tạo sự mâu thuẫn, phi lí, nhưng lại rất tự nhiên, biện chứng.
- Nghịch ngữ bao giờ cũng được diễn đạt bằng cụm từ chứ không phải bằng câu
VÍ DỤ:
- “Công việc khai hóa người Ma rốc bằng đại bác vẫn tiếp diễn.”
- “Các ngài chiến thắng quang vinh của chúng ta thường quen thói “ giáo dục” người bản xứ bằng đá đít hoặc roi vọt.”
(Hồ Chí Minh)
+ Trong sinh hoạt hằng ngày:
Đẹp kinh khủng, hiền dễ sợ, ngon ghê, ấm ghê gớm,...
+ Đầu đề của các tác phẩm văn học:
Sống mòn (Nam Cao), Ngựa người và người ngựa (Nguyễn Công Hoan), Kẻ sát nhân lương thiện ( Lại Văn Long),...