Chương III. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
chowed

ĐỀ 02

I/Trắc nghiệm (3 đ ): Hãy khoanh tròn vào các chữ cái A,B,C,D đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Dung dịch nào không thể chứa trong bình thủy tinh:

A.HNO3 B.H2SO4 đậm đặc

C.HF D.HCl

Câu 2 :Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo nguyên tắc:

A.Theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.

B. Theo chiều số electron lớp ngoài cùng tăng dần.

C.Theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

D.Theo chiều từ kim loại đến phi kim.

Câu 3: Dung dịch nào sau đây không có khả năng tẩy màu ?

A. Dung dịch nước Javen. B. Dung dịch nước Clo

C. Dung dịch muối Ca(ClO)2 D.Dung dịch muối KClO3

Câu 4:Trong nước Clo

A.Chỉ có HCl, Nước. B.Chỉ có HClO, Nước.

C. Có HCl, Nước,Cl2, HClO D.Chỉ có HClO, Nước và HCl

Câu 5: Dạng nào sau đây không phải thù hình của cacbon ?

A. Khí lò cốc B.Kim cương C. Than chì D. Cacbon vô định hình

Câu 6 : Sục từ từ CO2 vào nước vôi trong. Hiện tượng xảy ra là:

A.Nước vôi trong đục dần rồi trong trở lại

B.Nước vôi trong không có hiện tượng gì

C.Nước vôi trong hóa đục

D.Nước vôi trong 1 lúc rồi mới hóa đục

II/Tư luận:(7 đ)

Câu 1:(2đ) Viết các phương trình hoá học để hoàn thành dãy chuyển hoá hoá học sau:

NaCl → Cl2 → HCl → FeCl2 → FeCl3

Câu 2: (2đ) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau: Na2CO3, Na2SiO3, NaHCO3, NaCl

Câu 3: ( 3đ ) Cho m g hỗn hợp gồm K2CO3 và KHCO3 tác dụng vừa đủ với 27,375 g dung dịch HCl 20%. Sau phản ứng thu đựơc 2,24 lit khí CO2 (đktc).

a.Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

b.Tính khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu.

c. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch chất thu được sau phản ứng.


Minh Thương nguyễn Thị
17 tháng 1 2018 lúc 17:12

I) Trắc nghiệm

Câu 1 : C ( HF là chất dùng để khắc chữ hay vẽ lên thủy tinh )

Câu 2 : C

Câu 3: D

Câu 4 : C

Câu 5 : A

Câu 6 : A ( do tạo muối axit )

II) Tự luận

Câu 1 :

\(2NaCl+2H2O\xrightarrow[có-màng-ngăn]{đpdd}2NaOH+Cl2+H2O\)

\(Cl2+H2-^{t0}->2HCl\)

\(Fe+2HCl->FeCl2+H2\)

\(2FeCl2+Cl2-^{t0}->2FeCl3\)

Câu 2 :

- Dùng dd HCl thì nhận ra được :

+ NaCl vì ko có hiện tượng pư

+ Na2SiO3 với hiện tượng xuất hiện kết tủa keo trắng

\(Na2SiO3+2HCl->2NaCl+H2SiO3\downarrow\)

+ Na2CO3 và NaHCo3 với hiện tượng có bọt khí thoát ra

\(Na2CO3+2HCl->2NaCl+CO2\uparrow+H2O\)

\(NaHCO3+HCl->NaCl+CO2\uparrow+H2O\)

- Cho dd Ba(HCO3)2 tác dụng với 2 mẫu thử Na2CO3 và NaHCO3 thì nhận ra được

+ Na2CO3 với hiện tượng có kết tủa trắng xuất hiện

\(Na2CO3+Ba\left(HCO3\right)2->2NaHCO3+BaCO3\downarrow\)

+ NaHCO3 vì không có hiện tượng pư

Câu 3 :

Theo đề bài ta có : nHCl = \(\dfrac{27,375.20}{100.36,5}=0,15\left(mol\right)\) ; nCO2 = \(\dfrac{2,24}{22,4}=0,1\left(mol\right)\)

a) Gọi x,y lần lượt là số mol của K2CO3 và KHCO3

PTHH :

\(K2CO3+2HCl->2KCl+CO2\uparrow+H2O\)

xmol.............2xmol......2xmol........xmol

\(KHCO3+HCl->KCl+CO2\uparrow+H2O\)

ymol................ymol......ymol.......ymol

Ta có HPT : \(\left\{{}\begin{matrix}2x+y=0,15\\x+y=0,1\end{matrix}\right.=>x=y=0,05\)

b)

khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu. là :

mK2CO3 = 0,05.138=6,9(g)

mKHCo3 = 0,05.100=5(g)

c) nồng độ phần trăm của dung dịch chất thu được sau phản ứng là :

\(C\%KCl=\dfrac{\left(0,1+0,05\right).74,5}{6,9+5+27,375-0,1.44}.100\%\approx32,04\%\)


Các câu hỏi tương tự
HP Gamer
Xem chi tiết
chowed
Xem chi tiết
Doãn Hoài Trang
Xem chi tiết
I love you
Xem chi tiết
Tính Bùi
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
Tuấn Trần
Xem chi tiết
Doãn Hoài Trang
Xem chi tiết
Khánh Link
Xem chi tiết