Chương III. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Doãn Hoài Trang

Câu 1: Cho 1,06 gam muối cacbonat kim loại hóa trị I tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 224 ml khí cacbonic (đktc). Công thức phân tử của muối cacbonat là

A. K2CO3. B. Na2CO3. C. Ag2CO3. D. Li2CO3.

Câu 2: Cho 10,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp tác dụng hết với nước, thu được 3,36 lít khí (đktc). Phần trăm theo khối lượng kim loại có nguyên tử khối nhỏ hơn là

A. 22,77%. B. 27,27%. C. 72,73. D. 77,22%.

Câu 3: Dẫn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được dung dịch A và kết tủa. Coi thể tích dung dịch không thay đổi. Nồng độ mol của chất tan trong A là

A. 0,1M. B. 0,5M. C. 0,25M. D. 0,2M.

Câu 4: Cho 10,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp tác dụng hết với nước, thu được 3,36 lít khí (đktc). Hai kim loại là

A. Mg và K. B. Na và K. C. Na và Ca. D. Li và Na.

Câu 5: Trộn 16 gam đồng(II) oxit và 24 gam bột than rồi cho vào đáy ống nghiệm khô, đốt nóng. Dẫn khí thu được vào dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 10. B. 15. C. 25. D. 20.

Câu 6: Cho một luồng khí clo dư tác dụng với 4,6 gam kim loại sinh ra 11,7 gam muối của kim loại có hóa trị I. Tên kim loại đó là

A. nhôm. B. liti. C. kali. D. natri.

Câu 7: X là nguyên tố phi kim có hóa trị IV trong hợp chất khí với hiđro. Biết thành phần phần trăm theo khối lượng của hiđro trong hợp chất là 25%. Nguyên tố X là

A. Si. B. C. C. N. D. S.

Câu 8: Cho 3,6 gam kim loại M thuộc nhóm II trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với axit clohiđric, thu được 3,36 lít khí (đktc). M là

A. Be. B. Ba. C. Ca. D. Mg.

Câu 9: Cho 6,72 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 2M. Khối lượng muối có trong dung dịch sau phản ứng là

A. 27,4 gam. B. 29,6 gam. C. 31,8 gam. D. 25,2 gam.

Câu 10: Cho 6,72 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với V ml dung dịch Ca(OH)2 1M, thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 300. B. 100. C. 200. D. 250.

Câu 11: Cho 10,4 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ ở hai chu kì liên tiếp tác dụng hết với HCl, thu được 6,72 lít khí (đktc). Hai kim loại là

A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Na và Ca. D. Ca và Ba.

Câu 12: Cho 5,22 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được một lượng khí X. Cho toàn bộ lượng khí X thu được tác dụng với lượng sắt vừa đủ thì thu được số gam muối là

A. 6,5. B. 25,4. C. 3,25. D. 16,25.

Câu 13: Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3. Số kg vôi sống CaO thu được khi nung 1 tấn đá vôi loại này (biết hiệu suất phản ứng đạt 85%) là

A. 380,8. B. 448. C. 527,06. D. 476.

Câu 14: Cho V lít khí SO2 (đktc) tác dụng với 200 ml dung dịch Ca(OH)2 2M, thu được 12 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 15,68. B. 2,24 hoặc 8,96. C. 2,24 hoặc 15,68. D. 2,24.

Câu 15: Cho 23,6 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe, Cu tác dụng vừa hết với 91,25 gam dung dịch HCl 20% thu được dung dịch A và 12,8 gam chất không tan. Nồng độ phần trăm của muối sắt trong dung dịch A là

A. 18,76%. B. 18,67%. C. 16,66%. D. 16,59%.

Câu 16: Dẫn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào 200 gam dung dịch Ca(OH)2 14,8% thu được dung dịch A và kết tủa. Nồng độ % của chất tan trong A là

A. 4,35%. B. 4,40%. C. 3,70%. D. 4,04%.

B.Thị Anh Thơ
3 tháng 3 2020 lúc 19:42

1.

Gọi kim loại là R \(\rightarrow\) Muối là R2CO3

\(R_2CO_3+2HCl\rightarrow2RCl+CO_2+H_2O\)

Ta có: \(n_{CO2}=\frac{0,224}{22,4}=0,01\left(mol\right)\)

Theo phản ứng: \(n_{R2CO3}=n_{CO2}=0,01\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow M_{R2CO3}=2R+60=\frac{1,06}{0,01}=106\Rightarrow R=23\Rightarrow\) R là Na

Vậy Muối là Na2CO3

2.

\(2R+2H_2O\rightarrow2ROH+H_2\)

Ta có: \(n_{H2}=\frac{3,36}{22,4}=0,15\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow n_R=2n_{H2}=0,15.2=0,3\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow M_R=\frac{10,1}{0,3}=33,67\)

Vì 2 kim loại kiềm liên tiếp nhau và 23 < 33,67 < 39 \(\rightarrow\) 2 kim loại là Na và K

Gọi số mol Na là x; K là y

\(\Rightarrow x+y=0,3\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow23x+39y=10,1\)

Giải được: \(\rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=0,1\\y=0,2\end{matrix}\right.\)

\(\rightarrow m_{Na}=0,1.23=2,3\left(g\right)\rightarrow\%m_{Na}=\frac{2,3}{10,1}=22,77\%\)

3.

Ta có:

\(n_{CO2}=\frac{6,72}{22,4}=0,3\left(mol\right)\)

\(n_{Ca\left(OH\right)2}=0,2.1=0,2\left(mol\right)\)

Đặt T = \(\frac{n_{CO2}}{n_{Ca\left(OH\right)2}}=\frac{0,3}{0,2}=1,5\)

\(\Rightarrow1< T< 2\Rightarrow\) Tạo cả hai muối là CaCO3 và Ca(HCO3)2

\(CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\)

x_________x________________x___________

\(2CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow Ca\left(HCO_3\right)_2\)

2y___________y_________y_____________

Gọi x, y lần lượt là nCaCO3 và nCa(HCO3)2, ta có:

\(\left\{{}\begin{matrix}x+2y=0,3\\x+y=0,2\end{matrix}\right.\rightarrow x=y=0,1\)

Chất tan trong dd A là Ca(HCO3)2

\(\Rightarrow CM_{Ca\left(HCO3\right)2}=\frac{0,1}{0,2}=0,5M\)

4.

Gọi công thức chung của 2 kim loại kiềm là R

\(2R+2H_2O\rightarrow2ROH+H_2\)

Ta có: \(n_{H2}=\frac{3,36}{22,4}=0,15\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow_R=2n_{H2}=0,15.2=0,3\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow M_R=\frac{10,1}{0,3}=33,67\)

Vì 2 kim loại kiềm liên tiếp nhau và 23 < 33,67 < 39 \(\rightarrow\) 2 kim loại là Na và K

5.

\(2CuO+C\rightarrow2Cu+CO_2\)

Ta có: \(n_{CuO}=\frac{16}{64+16}=0,2\left(mol\right);n_C=\frac{24}{12}=2\left(mol\right)\)

Vì nC > 1/2 nCuO nên C dư

\(\Rightarrow n_{CO2}=\frac{1}{2}n_{CuO}=0,1\left(mol\right)\)

\(CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\)

Kết tủa là CaCO3

\(\rightarrow n_{CaCO3}=n_{CO2}=0,1\left(mol\right)\Rightarrow m_{CaCO3}=0,1.100=10\left(g\right)\)

6.

Gọi kim loại là R hóa trị n

\(2R+nCl_2\rightarrow2RCl_n\)

BTKL: mR + mCl2=mRCln

\(\rightarrow m_{Cl2}=11,7-4,6=7,1\left(g\right)\rightarrow n_{Cl2}=\frac{7,1}{35,5.2}=0,1\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow n_R=\frac{2n_{Cl2}}{n}=\frac{0,2}{n}\Rightarrow M_R=\frac{46}{\frac{0,2}{n}}=23n\)

Thỏa mãn \(n=1\Rightarrow M_R=23\Rightarrow\) R là Na

7.

X hóa trị IV \(\rightarrow\) Hợp chất với H là XH4

\(\Rightarrow\%m_H=\frac{1.4}{X+1.4}=25\%\Rightarrow X=12\)

Vậy X là C

8.

\(M+2HCl\rightarrow MCl_2+H_2\uparrow\)

\(n_M=\frac{3,6}{M}\)

\(n_{H2}=\frac{3,36}{22,4}=0,15\left(mol\right)\)

\(n_M=n_{H2}\)

\(\Leftrightarrow\frac{3,6}{M}=0,15\)

\(\Leftrightarrow0,15M=3,6\Leftrightarrow M=24\)

Vậy M là Mg

9.

\(n_{CO2}=\frac{6,72}{22,4}=0,3\left(mol\right)\)

\(n_{NaOH}=0,2.2=0,4\left(mol\right)\)

Ta có :

\(\frac{n_{NaOH}}{n_{CO2}}=\frac{4}{3}\)

\(\Rightarrow\) Tạo ra 2 muối NaHCO3,Na2CO3

\(CO_2+2NaOH\rightarrow Na_2CO_3+H_2O\)

a_____2a______________a___________

\(CO_2+NaOH\rightarrow NaHCO_3\)

b______b___________b

Giải hệ phương trình :

\(\left\{{}\begin{matrix}a+b=0,3\\2a+b=0,4\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,1\\b=0,2\end{matrix}\right.\)

mmuối=mNa2CO3+mNaHCO3

\(=0,1.106+0,2.84=27,4\left(g\right)\)

10.

\(n_{CO2}=\frac{6,72}{22,4}=0,3\left(mol\right)\)

\(n_{CaCO3}=\frac{10}{100}=0,1\left(mol\right)\)

Vì nCaCO3 < nCO2

\(\Rightarrow\) CO2 vẫn còn dư

\(CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\left(1\right)\)

\(2CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow Ca\left(HCO_3\right)_2\left(2\right)\)

\(n_{Ca\left(OH\right)2}=n_{CaCO3}=0,1\left(mol\right)\)

\(n_{CO2\left(1\right)}=n_{CaCO3}=0,1\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow n_{CO2\left(2\right)}=0,3-0,1=0,2\left(mol\right)\)

\(n_{Ca\left(OH\right)_2\left(2\right)}=\frac{1}{2}n_{CO2}=0,1\left(mol\right)\)

\(n_{Ca\left(OH\right)2}=0,1+0,1=0,2\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow V_{Ca\left(OH\right)2}=\frac{0,2}{1}=0,2\left(l\right)=200\left(ml\right)\)

11.

Gọi công thức 2 kim loại là MGọi công thức 2 kim loại là M

Vì là kim loại kiềm thổ nên có hóa trị II

\(M+2HCl\rightarrow MCl_2+H_2\)

\(n_{H2}=\frac{6,72}{22,4}=0,3\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow n_M=n_{H2}=0,3\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow\overline{M_M}=\frac{10,4}{0,3}=34,67\)

Vì M là nhóm kiềm thổVì M là nhóm kiềm thổ

Nên ta có :\(24< \overline{M_M}< 40\)

Vậy hỗn hợp gồm Mg và Ca

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Doãn Hoài Trang
Xem chi tiết
Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Phương Nhã
Xem chi tiết
nguyễn nam chúc
Xem chi tiết
Nhưu ý Nguyễn
Xem chi tiết
L-Girl Duyên-ssi
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
Khánh Link
Xem chi tiết
Thanh Nhàn
Xem chi tiết