-Đặt câu với mỗi từ sau: gập gềnh, rì rào
-chỉ ra và nêu ý nghĩa của các biện pháp tu từ trong các vd sau:
a/ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
b/ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường Giang
c/ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trên lăng rất đỏ
d/ Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần
e/ Côn sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
f/ Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
➜help me, please!!✿☘
* Đặt câu:
- Con đường gập ghềnh nối liền những nếp nhà và thôn xóm xa xa.
- Đêm hè, gió từ những rặng tre thổi rì rào, xao xác.
* Chỉ ra tác dụng;
a. Sử dụng phép nhân hóa và phép đối. Trăng như người bạn tâm tình tâm giao theo Bác trên mỗi chặng đường hoạt động Cách mạng. Trăng như vươn qua cả những song sắt nhà tù để tâm tình với người tù cách mạng. Phép đối: người ngắm trăng - trăng nhòm khe cửa, cho thấy mối quan hệ 2 chiều giữa thiên nhiên và con người, chất chiến sĩ và chất thi sĩ, chất thép hòa với chất lãng mạn, trữ tình.
b. Câu thơ sử dụng phép so sánh để làm nổi bật vẻ đẹp và tư thế ra khơi khỏe khoắn của những con thuyền.
c. Câu thơ sử dụng phép ẩn dụ qua hình ảnh "mặt trời" để chỉ Bác Hồ. Bác cũng như những vầng dương kia soi sáng cho dân tộc con đường giải phóng, thắng lợi.
d. Câu thơ sử dụng phép chơi chữ "tài" liền với "tai" để khái quát lên một quy luật: những người tài hoa thì thường bạc mệnh, chịu số phận hẩm hiu và bị ghen ghét, tai ương.
e. Câu thơ sử dụng phép so sánh để tạo ấn tượng về tiếng suối. Tiếng suối chảy róc rách trong khe núi mà nghe hay và mê hoặc như tiếng hát của người nghệ sĩ.
f. Hình ảnh "một trái tim" vừa là ẩn dụ vừa là hoán dụ. Để chỉ những người lính lái xe Trường Sơn. Câu thơ hàm ý: những chiếc xe dù bị tàn phá đến mức thảm hại, chiến tranh dù còn nhiều khó khăn gian khổ nhưng chỉ cần những người chiến sĩ còn đồng tâm hiệp lực, còn niềm tin vào ngày mai, còn tình yêu nước, lòng quyết tâm thì cuộc kháng chiến nhất định đi đến thắng lợi.