Gọi CTHH của oxit là RxOy
RxOy + yCO -> xR + yCO2 (1)
CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2o (2)
nCaCO3=0,25(mol)
nCO2=0,25(mol)
Từ 1:
nRxOy=\(\dfrac{1}{y}\)nCO2=\(\dfrac{0,25}{y}\)
MRxOy=80y
Với y=1 thì x=1=>R=64 (t/m)
=> r là Cu
Gọi CTHH của oxit là RxOy
RxOy + yCO -> xR + yCO2 (1)
CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2o (2)
nCaCO3=0,25(mol)
nCO2=0,25(mol)
Từ 1:
nRxOy=\(\dfrac{1}{y}\)nCO2=\(\dfrac{0,25}{y}\)
MRxOy=80y
Với y=1 thì x=1=>R=64 (t/m)
=> r là Cu
Cho hỗn hợp gồm bột nhôm và oxit sắt. Đun nóng 59,9 g A trong bình kín một thời gian được hỗn hợp rắn B. Dẫn khí cacbon oxit nóng dư qua hỗn hợp B được hỗn hợp chất rắn D, khí đi ra hấp thụ hết vào 900g dung dịch Bari hidroxit 4,275% thu được 39,4g kết tủa. Cho D vào 444,8g dung dịch HCL dư có 16,8 lít khí thoát ra và dung dịch thu được có nồng độ phần trăm của nhôm clorua là 13,35%.
a) Tính phần trăm khối lượng từng chất trong A
b) Dẫn khí hidro nóng dư qua 14.975g A được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch Bạc nitrat dư được 89,1g kết tủa. Tìm công thức oxit của sắt
hòa tan 5,1 gam oxit của một kim loại hóa trị 3 bằng dung dịch HCl, số mol X cần dùng là 0,3 mol .Công thức phân tử của Oxit là gì?
Bài 1: Hòa tan 4,5 gam hợp kim nhôm, magie trong dung dịch H2SO4 loãng, dư, thấy có 5,04 lít khí hiđro bay ra (đktc).
A) Viết phương trình hoá học.
B) Tính thành phần phần trăm khối lượng của các kim loại trong hợp kim.
Bài 2: Cho 5,4 gam Al vào 100 ml dung dịch H2SO4 0.5M.
A) Tính thể tích khí H2 sinh ra (đktc).
B) Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.
Câu 1(NB): Chọn câu đúng trong số các câu sau đây:
A. Kim loại có tính dẻo, không dẫn điện và dẫn nhiệt. B. Kim loại có tính dẫn điện và dẫn nhiệt, cứng và dai. C. Kim loại có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt kém. D. Kim loại có tính dẻo, có ánh kim, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt.
Câu 2 (NB): Câu nào sau đây là sai khi nói về ứng dụng của kim loại: A. Kim loại có tính dẻo nên được rèn, kéo sợi, dát mỏng. B. Kim loại có tính dẫn điện nên tất cả các kim loại được dùng làm dây dẫn điện. C. Kim loại khác nhau có tính dẫn nhiệt khác nhau; nhôm và thép không gỉ được dùng để làm dụng cụ nấu ăn. D. Kim loại có ánh kim, vì vậy nhiều kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác.
Câu 3(NB): Hiện tượng nào nêu sau đây là đúng khi cho thanh sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat? A. Có lớp đồng bám ngoài thanh sắt. B. Không có hiện tượng gì. C. Thanh sắt bị hòa tan 1 phần, đồng được giải phóng (màu đỏ) bám ngoài thanh sắt và màu xanh của dung dịch bị nhạt dần. D. Thanh sắt bị hòa tan một phần và dung dịch vẫn có màu xanh như ban đầu.
Câu 4(NB): Để bảo quản kim loại natri trong phòng thí nghiệm, người ta ngâm natri vào A. nước tinh khiết . B. dầu hỏa . C. dung dịch H2SO4 loãng. D. dung dịch muối ăn.
Câu 5(NB): Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo tính hoạt động hóa học giảm dần? A. K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Sn, Pb, Ag, Au. B. K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Sn, Pb, Au, Ag. C. K, Ca, Na, Al, Mg, Zn, Fe, Sn, Pb, Au, Ag. D. K, Ca, Na, Mg, Al, Fe, Zn, Sn, Pb, Ag, Au.
Câu 6(TH): Chọn câu phát biểu sai về mối quan hệ giữa tính chất và ứng dụng của kim loại: A. Bạc, vàng thường đươc dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp. B. Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay do nhôm nhẹ và bền. C. Vonfram được dùng làm dây tóc bóng đèn vì vonfram là kim loại dẫn điện tốt nhất. D. Nhôm được dùng làm dụng cụ nấu bếp do nhôm dẫn điện tốt và bền trong không khí.
Câu 7(TH): Phương trình hoá học nào sau đây được viết không đúng ? A. Mg + 2HCl --> MgCl2 + H2 B. Ba + 2H2O -->Ba(OH)2 + H2 C. Cu + 2HCl --> CuCl2 + H2 D. Zn + H2SO4 --> ZnSO4 + H2
Câu 8(TH): Cho kim loại kali vào dung dịch FeCl3. Hiện tượng quan sát được là A. tạo kết tủa Fe. B. chỉ có khí không màu bay ra. C. có khí không màu bay ra, đồng thời xuất hiện kết tủa nâu đỏ. D. chỉ tạo kết tủa nâu đỏ.
Câu 9(TH): Kim loại nào sau đây không tác dụng được với oxi? A. Al; Cu. B. Zn ; Fe . C. Au ; Ag. D. Mg ; Pb.
Câu 10(TH): Cho mẫu nhỏ natri vào cốc nước cất có thêm vài giọt phenolphtalein. Sau phản ứng, nhỏ từ từ dung dịch CuSO4 đến dư. Dung dịch thu được cuối cùng có màu gì? A. Màu đỏ. B. Hồng đậm. C. Hồng nhạt. D. Không màu.
Câu 11(TH): Dung dịch AlCl3 có lẫn tạp chất là CuCl2. Sử dụng phương pháp nào sau đây để thu được dung dịch muối nhôm tinh khiết? A. Dùng kim loại Zn. B. Dùng kim loại Fe . C. Dùng kim loại Al. D. Dùng dung dịch AgNO3
Câu 12(TH):Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch đồng nitrat có lẫn tạp chất bạc nitrat? A. Zn. B. Cu. C. Fe. D. Pb.
Câu 13(TH):Việc sản xuất gang – thép gây ô nhiễm môi trường vì: A. Trong quá trình sản xuất sinh ra khí S. B. Trong quá trình sản xuất sinh ra khí SO2, Cl2. C. Trong quá trình sản xuất sinh ra khí SO2, CO2. D.Trong quá trình sản xuất sinh ra khí SO2, CO2, Cl2
Câu 14(VD): Cặp kim loại đều có khả năng đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối CuCl2 là A. Al, Ag. B. Fe, Mg. C. Mg, Hg. D. Fe, Ag.
Câu 15(VD): Để loại Cu ra khỏi hỗn hợp Cu, Ag người ta ngâm hỗn hợp này trong dung dịch nào trong các dung dịch sau? (trong điều kiện không tiếp xúc với không khí) A. AgNO3. B. Cu(NO3)2. C. HCl. D. H2SO4 loãng.
Câu 16(VD): Để làm sạch dung dịch đồng (II) nitrat có lẫn tạp chất là bạc nitrat người ta dùng kim loại A. Mg. B. Cu. C. Fe. D. Au.
Câu 17(VD): Cho 5,6 gam Fe tác dụng 100 ml dung dịch HCl 1M. Thể tích khí H2 thu được (đktc) là: A. 1,12 lít. B. 1 lít. C. 2,24 lít. D. 22,4 lít.
Câu 18(VD): Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp 2 kim loại trong dung dịch HCl dư thu được 2,24l khí H2 ở đktc, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Tính khối lượng của m A. 1.71g. B. 3.42g. C. 17.1g. D. 34.2g.
Câu 19(VD): Không nên dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng vì: A. Nhôm phản ứng được với thành phần trong vôi, nước vôi tôi, vữa là Ba(OH)2 dễ gây hỏng. B. Đồ dùng bằng nhôm nhẹ, dẻo, dễ cán mỏng. C. Nhôm phản ứng được với thành phần trong vôi, nước vôi tôi, vữa là Ca(OH)2 dễ gây hỏng. D.Nhôm phản ứng được với thành phần trong vôi, nước vôi tôi, vữa là NaOH dễ gây hỏng.
Câu 20 (VD): Các công trình xây dựng, cầu cống, … lâu ngày bị phá hủy là do A. kim loại (sắt, thép) bị ăn mòn bởi nước. B. kim loại (sắt, thép) bị ăn mòn bởi nước mưa có hòa tan CO2, SO2, O2, … . C. kim loại (sắt, thép) bị ăn mòn bởi dung dịch HCl. D. kim loại (sắt, thép) bị ăn mòn bởi dầu hỏa.
Câu 21 (VDC): Cho 6,75 gam kim loại nhôm tác dụng với 196 gam dung dịch axit sunfuric 15%. Thể tích khí hiđro thoát ra là A. 8,4 lít. B. 6,72 lít. C. 10,125 lít. D. 44,8 lít.
Câu 22(VDC): Trong một loại quặng boxit có 50% nhôm oxit. Nhôm luyện từ oxit đó còn chứa 1,5% tạp chất. Khi luyện 0,5 tấn quặng boxit trên với hiệu suất 85 % sẽ thu được khối lượng nhôm là A. xấp xỉ 0,114 tấn. B. xấp xỉ 0,1323 tấn. C. xấp xỉ 0,225 tấn. D. xấp xỉ 0,228 tấn.
Câu 23(VDC): Dùng 100 tấn quặng Fe3O4 để luyện gang (95% sắt). Cho biết hàm lượng Fe3O4 trong quặng là 80%; hiệu suất quá trình phản ứng là 93%. Khối lượng gang thu được là A. xấp xỉ 53,87 tấn. B. xấp xỉ 56,71 tấn. C. xấp xỉ 60,98 tấn. D. xấp xỉ 67,34 tấn
Câu 24(VDC): Hoà tan 4,5 gam hợp kim nhôm – magie trong dung dịch H2SO4 loãng, dư, thấy có 5,04 lít khí hiđro bay ra (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng nhôm và magie trong hợp kim nói trên lần lượt là A. 40% và 60%. B. 60% và 40%. C. 54% và 46%. D. 46% và 54%.
Câu 25(VDC): Nhúng một lá sắt có khối lượng 50 gam vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng, lấy lá sắt ra rửa nhẹ, sấy khô và cân thì có khối lượng 51 gam. Khối lượng muối sắt tạo thành là: A. 17 gam. B. 15 gam. C. 19 gam. D. 20 gam.
Câu 26(VDC): Đốt 1,62 gam kim loại M có hóa trị III. Lấy toàn bộ sản phẩm đem tác dụng vừa đủ với 180ml dung dịch HCl 1M. Kim loại M là A. Fe. B. Al. C. Cr. D. Mn.
Câu 27 (VDC): Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam một kim loại hóa trị I vào nước được một dung dịch bazơ (X) và 2,24 lít H2 (đktc). Tên kim loại hóa trị I là: A. Natri. B. Bạc. C. Đồng. D. Kali.
Câu 28 (VDC): Các tấm tôn lợp nhà làm bằng sắt nhưng rất lâu sau mới bị ăn mòn. Hãy giải thích? A. Do các tấm tôn này được mạ một lớp kẽm trên bề mặt. B. Do đã được sơn bảo vệ. C. Do có bôi phủ một lớp dầu mỡ. D. Do nó thường xuyên tiếp xúc với oxi, hơi nước.
Câu 29 (VDC): Khử hoàn toàn 11,6 gam oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao. Sản phẩm khí dẫn vào dung dịchCa(OH)2 dư, tạo ra 20 gam kết tủa. Công thức của oxit sắt là A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. không xác định được
Câu 30 (VDC): Khi đóng đinh vào tường, người ta nhúng đầu nhọn vào dung dịch muối ăn rồi mới đóng nhằm mục đích A. để đinh sắt dễ han gỉ hơn, thay cái mới đẹp hơn. B. để đinh sắt dễ bị han gỉ ở đầu nhọn, nó giúp đinh bám chắc vào tường hơn. C. để đinh sắt không bị han gỉ. D. để rửa đinh cho sạch trước khi đóng.
mn ơi giúp mk vs ạ!!! Thank!!!
Cho 10,5g hỗn hợp 2 kim loại Cu; Zn vào dung dịch H2SO4 20%; người ta thu được 2,24l khí (đktc).
a. Viết PTHH.
b. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.
c, Tính khối lượng dung dịch H2SO4 thu được sau phản ứng.
Oxi hoá 16,2g một kim loại A hóa trị (III) thu được 30,6g oxit. A là kim loại:
Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al vào nước dư, phản ứng xong, thu được 0,135 mol hiđro, dung dịch Y và 0,54 gam chất rắn không tan. Cho từ từ 110 ml dung dịch HCl 1M vào Y, phản ứng xong, thu được 5,46 gam kết tủa. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính giá trị của m.
Cho kim loại Al + HNO3 loãng dư, thu được dung dịch A. Cho A + dung dịch KOH thu được kết tủa B, dung dịch C và khí D có mùi khai. Cho từ từ dung dịch Hcl vào dung dịch C, lại thấy kết tủa B. Cho kết tủa B và khí D vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch E. Cô cạn dung dịch E ta thu được 1 loại phèn. Xác định thành phần các chất A, B, C, D, E. Viết phản ứng.