TK
Nói dối là lời nói sai sự thật, làm cho người nghe hiểu không đúng bản chất của sự việc, là một việc làm rất có hại đối với đời sống con người, khiến người khác có cái nhìn lệch lạc về cuộc sống. Vì vậy nói đối không chỉ có hại cho người khác mà có hại với chính bản thân người nói ra lời nói dối đó.
Trong cuộc sống thường ngày, nếu chúng ta thường xuyên nói dối thì chính ta sẽ tự làm mất lòng tin của mọi người, tự hạ uy tín của mình trước tập thể. Khi đó, trong mắt mọi người ta là một kẻ nói láo, lời nói của ta không còn trọng lượng nữa. Nếu rơi vào tình trạng ta sẽ thành người cô đơn trong tập thể.
Câu chuyện về chú bé chăn cừu là bài học đắt giá mà thầy cô và cha mẹ coi là bài học để dạy cho con cái về tác hại của việc nói dối. Chuyện kể rằng có một chú bé chắn cừu rất thích thú với trò lừa gạt mọi người: cậu hét rất to là có chó sói đến khiến mọi người lo lắng bỏ hết việc chạy đến giúp chú. Nhưng đến nơi chẳng thấy chó sói đâu mọi người bực tức ra về. Hôm sau, chợt có chó sói đến thật, câu ta la hét nhưng mọi người chẳng ai đến. Kết cục là đàn cừu của cậu bị xơi sạch! Truyện dân gian Việt Nam cũng có câu chuyện tương tự về một cậu bé tên Ngỗ. Cậu cũng la hét là có chó dại đến khiến mọi người hốt hoảng ùa ra. Về sau, cậu phải nhận cái bi kịch xứng đáng là bị chó dại cắn thật. Lịch sử Trung Quốc cũng có vô vàn câu chuyện về những ông vua mất nước chỉ vì chiều ý mĩ nữ mà gây ra những sự dối trá tai hại. Ngày nay, có nhiều trường hợp nói dối dù có ác ý hay không đều gây những hiểu lầm tai hạn dẫn đến thái độ thiếu thiện ý trong các mối quan hệ giữa người với người. Đặc biệt, gầy đây rộ lên phong trào hưởng ứng “Ngày nói dối Cá tháng tư 1 – 4”. Bản chất của ngày lễ này là tạo ra tiếng cười giúp con người thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng. Nhưng lại có người lạm dụng nó mà khiến người khác mất việc, tiêu tốn thời gian, tiền của. Có người cha đang miệt mài làm ở công sở, cô con gái nhấc điện thoại: “Bố ơi, bà ốm nặng!”. Người cha hốt hoảng lao về thì gặp mẹ đang xén cỏ ngoài vườn còn đứa con đang cười ngặt nghẽo nhìn bố. Chưa nói đến cái ý bất hiếu trong lời bịa chuyện “bà ốm nặng” chỉ tính riêng việc người ta phải bỏ dở công việc bộn bề thì đứa con cũng đã đáng tội. Thậm chí, không ai nói trước được điều gì có thể xảy ra với người cha khi ông lái xe về nhà với vận tốc lớn và tâm trạng lo lắng, hốt hoảng như vậy. Sau sự việc ấy, người cha còn có thể yêu quý, tin tưởng con gái mình như trước…?
Trên đây là những câu chuyện để cảnh báo cho chúng ta về tác hại của việc nói dối. Khi xã hội càng phát triển, còn người sẽ có nhiều mánh khóe hơn để cạnh trạnh trong cuộc sống, việc người ta nói dối sẽ càng nhiều và càng tinh vi hơn. Vì vậy việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ, cụ thể hơn là việc không nói dối là nhiệm vụ quan trọng của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Nói dối sẽ làm sai bản chất của sự việc, trẻ con nói dối sẽ làm người lớn không thể quản lý được con em, dẫn đến một việc sai cứ nối tiếp sai. Trẻ em nói dối một lần thành công thì việc nói dối sẽ thành một thói quen xấu và khi lớn lến đứa bé đó sẽ trở thành rào cản cho sự phát triển của xã hội, nó có thể làm nhiều việc ảnh hưởng đến người khác
Sau bao sự việc khẳng định tính có hại của việc nói dối, có lẽ chúng ta sẽ thận trọng hơn trong mỗi phát ngôn của mình. Các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh hãy chỉ rõ cho con em mình tác hại của việc nói dối và làm gương cho chúng trong mọi hành động và lời nói của mình.
tham khảo:
I. Mở bài
Giới thiệu “ Nói dối có hại cho bản thân”: Ông bà ta có câu “Chẳng ai tin người dối trá cho dù họ nói sự thật”, đúng như thế người dối trá luôn là một người dối trá. Nói dối rất có hại cho bản thân để hiểu rõ về vấn đề này chúng ta cùng đi tìm hiểu “Nói dối có hại cho bản thân”.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Nói dối là nói sai sự thật, nói sai những gì mình nghe thấy hay nhìn thấy.
Nói dối sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi người xung quanh và chính bản thân mình “một lần bất tín, vạn lần bất tin”.
2. Chứng minh
- Trong cuộc sống:
Mọi người sẽ không tin tưởng ta.
Mọi người sẽ không ai quan hệ hay chơi với chúng ta.
Chúng ta sẽ trở nên hư hỏng.
- Trong học tập:
Khi chúng ta lừa dối bạn bè thầy cô thì chúng ta sẽ không được tin tưởng.
Nếu chúng ta nói dối thì sẽ không ai chơi và giao việc cho chúng ta làm, chúng ta sẽ bị tẩy chay.
- Trong văn học:
Bài học về chú bé chăn cừu nói dối và bị chó sói ăn thịt khi đã nói dối mọi người.
Lý Thông đã nói dối với nhà vua mình đã giết chằn tinh và cuối cùng đã bị biến thành con thạch sùng.
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về “ Nói dối có hại cho bản thân”.
- Ví dụ: Nói dối là một đức tính không tốt, chúng ta hãy tự mình khiến mình trở nên trung thực và thật thà hơn. Nói dối rất có hại cho bản thân.
tham khảo:
Ông cha ta có câu: “Lời nói gói vàng” để thể hiện sự trân trọng với lời nói của con người. Nhưng ngày này, trọng lượng của lời nói ấy bị giảm đi rất nhiều và gây ra một vấn đề đó chính là nói dối. Lời nói dối đã trở thành một tật xấu của con người hiện nay.
Lời nói xuất phát từ những suy nghĩ, quan điểm, tình cảm của chính họ. Nó đã trở thành một công cụ rất quan trọng trong đời sống của con người. Nhưng nhiều người lợi dụng thứ công cụ đó để bóp méo sự thật. Nói dối là cách nói không đúng sự thật, người phát ngôn ra chúng nhằm mục đích che dấu chân tướng, sự thật và để bao biện cho những hành động xấu phục vụ mục đích của bản thân.
Khi một người nói dối, trước hết họ đang đi ngược lại với sự thật, sau đó là lương tâm của mình. Trong lòng họ nghĩ một đằng nhưng khi nói ra lại một nẻo. Hoặc có thể là cách nói sai, truyền đạt sai lệch tính chất của sự việc hay tình huống làm người khác hiểu nhầm và gây ra nhiều những tác động tiêu cực. Nếu nói dối như vậy, chúng ta sẽ đánh mất lòng tin của mọi người. Các bạn còn nhớ câu chuyện về cậu bé chăn cừu nói dối dân làng. Cuối cùng đàn cừu của anh ta đã bị sói ăn mất. Có lẽ, sau lần ấy anh ta đã phải trả giá cho lời nói dối tưởng chừng như vô hại của mình bằng cả một đàn cừu. Nói dối, không chỉ là mất đi tiền bạc vật chất, nó khiến chúng ta đánh mất nhiều thứ hơn cả lòng tin đó chính là sự tôn trọng. Lúc ấy, lời nói của ta sẽ mất trọng lượng, rồi chẳng còn ai nghe chúng ta nói, tin chúng ta làm. Đó là một sự bất lương của con người. Khi ta nói dối, ta mất sự thiện lương và trung thực, mất lòng tin và cả sự kính trọng của mọi người dành cho bản thân mình. Hơn thế, lời nói dối đôi khi khiến chúng ta mất cả tình yêu thương bởi không một tình yêu nào trên thế gian là không cần sự trân thành và thủy chung. Hết lần này đến lần khác, ta lừa dối những người yêu thương mình rồi đến một ngày, họ sẽ không còn tin tưởng thậm chí rời xa ta vì bị tổn thương bởi sự lừa lọc và dối trá.
Trong cuộc sống hiện đại, con người dường như càng hay nói dối. Nhiều người nói dối vì lợi ích cá nhân. Ví dụ người kinh doanh thì nâng cao giá trị của món hàng. Học sinh nói dối thầy cô để trốn học… Trong một ngày ta đếm không hết hàng tỉ những lời nói dối của con người. Họ biến lời nói dối thành câu cửa miệng, thành những công cụ để kiếm ăn.
Vậy những thế hệ tương lai của đất nước nên làm gì để khắc phục những lời nói dối ấy. Trước hết hãy sống thật với chính mình, đừng đi trái với lương tâm để rồi lòng mình trở nên hèn mọn. Mỗi người hãy rèn luyện cho mình đức tính trung thực để không bị sa ngã, không hạ thấp giá trị của lời nói khiến chúng mất trọng lượng. Hãy cảnh tỉnh những kẻ gian dối, cho họ biết lời nói của họ nguy hiểm nhường nào.
Đôi khi lời nói dối nào cũng xuất phát từ lòng tốt, nhằm giúp con người trở nên mạnh mẽ, hướng đến ánh sáng và làm những điều có ích hơn. Tuy vậy, ranh giới của chúng thật mong manh, mỗi con người nên tự chủ trước những lời nói dối ấy.
Như vậy, nói dối có tác hại rất lớn đối với con người. Chúng ta có thể đạt được mục đích hiện tại nhưng lại để lại những hậu quả, những vết sẹo lớn mãi về sau. Các bạn, đừng nói dối và hãy sống chân thành.
Tham khảo nha em:
Cuộc đời mỗi chúng ta là một hành trình rộng lớn. Trong hành trình ấy, con người ta không thể cô độc một mình mà phải hòa vào cả xã hội. Một trong những sức mạnh gắn kết con người với con người chính là sự chân thành, trung thực. Điều đó cũng có nghĩa nói dối có hại cho bản thân mỗi người.
Nói dối là nói sai sự thật, cố ý làm người khác hiểu lầm sự thật. Nói dối là hành động không trung thực, là căn bệnh của nhiều phần tử trong xã hội ngày nay. Bất kỳ đối tượng nào, lứa tuổi nào cũng có thể nói dối. Nói dối thực sự có hại cho chính bản thân.
“Giấy không thể gói được lửa”, nói dối lần đầu có thể trót lọt, không ai phát hiện ra nhưng có lần thứ nhất sẽ có những lần sau. Dần dần nó sẽ hình thành thói quen xấu. Và khi mọi người phát hiện đươc sự thật, niềm tin của họ ngay lập tức suy giảm và nếu bạn vẫn tiếp tục nói dối, niềm tin ấy sẽ biến mất. Ngược lại, mỗi lần bạn nói gì đó, bạn sẽ nhận lại thái độ nghi ngờ, thậm chí không tin tưởng từ người nghe.
Nói dối đưa bạn vào tình trạng thấp thỏm, lo âu khi bản thân luôn che giấu một điều gì đó, sợ bị phát hiện. Nói dối khiến đạo đức cá nhân đi xuống, mất đi tín nghiệm của người khác. Trong cuộc sống, ta có thể dễ dang nhìn thấy tác hại của việc nói dối. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình, lần đầu thầy cô sẽ khoan dung cho qua. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, học sinh đó không những hình thành thói quen xấu mà thầy cô, bạn bè cũng dần mất đi niềm tin. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình.
Cả thế giới đã từng phải ngỡ ngàng trước một vụ dối trá trong nghiên cứu khoa của một nhà khoa học người Hàn Quốc. Nguyên nhân là nói dối. Giáo sư Hwang Woo Suk, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc nổi tiếng thế giới nhờ các công trình nghiên cứu nhân bản người. Đặc biệt là nghiên cứu về tế bào mầm. Nhưng sau đó, qua các cuộc điều tra, người ta phát hiện ra các nghiên cứu của ông Hwang đều không có thật. Ông nhận rất nhiều tiền từ nhà nước, mọi người đã tin ông, nhưng chỉ đưa ra kết quả giả. Hậu quả ông bị mất việc, mất lòng tin của mọi người, mất danh dự và phải đền bù lại tiền cho nhà nước. Còn rất nhiều dẫn chứng có thật khác.
Không có lời nói dối nào hoàn hảo đến mức tuyệt đối, cũng không có sự dối trá nào mãi mãi không bị phát hiện. Có những lời nói dối mang đến mục đích tốt đẹp, như lời nói dối của bác sĩ với bệnh nhân nan y để họ yên tâm, lạc quan hơn vào sự sống còn lại. Lời nói dối ấy phải vì mọi người, vì nhân văn mới thực sự có ý nghĩa. Tuy nhiên, nói dối sẽ không đem lại kết quả tốt cho bản thân. Mối quan hệ giữa người với người cần có niềm tin và sự chân thành. Mỗi cá nhân cần nhận thức tác hại của lời nói dối để từ đó biết giữ và rèn cho mình tính trung thực, chính trực. Tạo dựng được niềm tin nơi mọi người là một yếu tố cần thiết và quan trọng để chúng ta hòa mình vào cuộc sống, hoàn thiện và phát triển bản thân, đồng thời cùng chung tay góp phần đưa xã hội đi lên.
“Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Cuộc sống là của tất cả chúng ta nên ai cũng có trách nhiệm bảo vệ và phát triển nó. Đừng nói dối để nhận lại hậu quả khôn lường cho chính mình. Con đường thành công sẽ không xuất hiện cho những người sống mà dùng lời nói dối để đối đãi mọi người xung quanh.
Cuộc đời mỗi chúng ta là một hành trình rộng lớn. Trong hành trình ấy, con người ta không thể cô độc một mình mà phải hòa vào cả xã hội. Một trong những sức mạnh gắn kết con người với con người chính là sự chân thành, trung thực. Điều đó cũng có nghĩa nói dối có hại cho bản thân mỗi người.
Nói dối là nói sai sự thật, cố ý làm người khác hiểu lầm sự thật. Nói dối là hành động không trung thực, là căn bệnh của nhiều phần tử trong xã hội ngày nay. Bất kỳ đối tượng nào, lứa tuổi nào cũng có thể nói dối. Nói dối thực sự có hại cho chính bản thân.
“Giấy không thể gói được lửa”, nói dối lần đầu có thể trót lọt, không ai phát hiện ra nhưng có lần thứ nhất sẽ có những lần sau. Dần dần nó sẽ hình thành thói quen xấu. Và khi mọi người phát hiện đươc sự thật, niềm tin của họ ngay lập tức suy giảm và nếu bạn vẫn tiếp tục nói dối, niềm tin ấy sẽ biến mất. Ngược lại, mỗi lần bạn nói gì đó, bạn sẽ nhận lại thái độ nghi ngờ, thậm chí không tin tưởng từ người nghe.
Nói dối đưa bạn vào tình trạng thấp thỏm, lo âu khi bản thân luôn che giấu một điều gì đó, sợ bị phát hiện. Nói dối khiến đạo đức cá nhân đi xuống, mất đi tín nghiệm của người khác. Trong cuộc sống, ta có thể dễ dang nhìn thấy tác hại của việc nói dối. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình, lần đầu thầy cô sẽ khoan dung cho qua. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, học sinh đó không những hình thành thói quen xấu mà thầy cô, bạn bè cũng dần mất đi niềm tin. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình.