tham khảo
Thân bài: Luận điểm: Đúng như vậy! Vì...lần đầu tiên bạn tập viết, bạn có viết được đẹp không? Lần đầu tiên bn tập bơi, bạn uống nước rồi suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên đi xe đạp, bạn bị ngã phải không?....Tất cả những "lần đầu tiên" ấy, bạn có thất bại không? - "Có!" Nhưng bạn có bỏ cuộc không? Câu trả lời sẽ là: "Không!" Đó, chính là nó đấy! Chính là cái "chí" trong mỗi con người. Chính là cái lí tưởng, hoài bão tốt đẹp. Ai có các điều kiện ấy thì sẽ "nên" (sẽ thành công). Các bn biết vì sao tôi khẳng định như thế chứ? Vậy thì hãy cùng tôi quay ngược thời gian về mốc lịch sử của nước ta nhé! Dẫn chứng: Những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, Mỹ tiềm lực kinh tế, quân sự chưa mạnh nhưng nhờ tinh thần trường kì kháng chiến, không sợ gian khổ, sau 30 năm, ta đã thắng lợi vẻ vang. Trong lĩnh vực học tập, rèn luyện cũng có nhiều tấm gương kiên trì, phấn đấu. Xưa có bậc danh nho Nguyễn Siêu, văn hay chữ tốt đến mức người đời tôn làm "Thần Siêu". Nhưng mấy ai biết rằng, thuở đi học, ông viết chữ rất xấu, mấy lần ông đỗ chưa cao chỉ vì chữ xấu hại đến văn hay.Khi làm quan, điều khiến ông đau khổ nhất là viết chữ xấu. Lúc phê án vì chữ quá xấu khiến kẻ dưới luận sai làm người đàn bà vô tội thua kiện. Từ đó , ông quyết chí rèn chữ. Ông kiên trì tập vạch từng nét chữ. Nét nào ông cũng phải viết đến hàng nghìn lần, Có hôm, tập viết nhiều, tay ông cứng đờ, tê buốt. Sau nhiều tháng năm khổ luyện, chữ ông viết tuyệt đẹp, còn được giữ lại không ít lưu bút ở đền Ngọc Sơn. Ngày nay, học sinh lớp hai nào mà không biết đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí qua bài tập đọc. Ngay từ nhỏ, căn bệnh bại liệt đã cướp đi đôi tay của thầy. Nhưng Nguyễn Ngọc Kí vẫn đến lớp như bao đứa trẻ khác. Ngồi một góc lớp, thầy dùng chân kẹp cây bút tập đưa những nét chữ nguệch ngoạc. Nhưng thầy không nản chí, cứ tập mãi dù chân đau nhức vẫn không thôi. Cuối cùng, không chỉ viết chữ đẹp mà Nguyễn Ngọc Kí còn vẽ rất chính xác các hình vẽ phức tạp. Giờ đây, Nguyễn Ngọc Kí đã trở thành một thầy giáo nổi tiếng. Thầy không chỉ truyền cho học trò tri thức mà cả tinh thần nhẫn nại tuyệt vời. Những công trình khoa học ra đời đâu chỉ nhờ tài năng, phần lớn là nhờ lòng nhẫn nại. Giáo sư tiến sĩ Lương Định Của từ những hạt giống quý báu ở Nhật đem về, mất hàng chục năm, trải qua hàng ngàn thí nghiệm, ông đã đem lại những giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam cho năng suất cao. Hai vợ chồng nhà bác học Pi-e Quy-ri đã kì công lọc đi lọc lại tám tấn quặng để tìm ra một phần mười gam chất phóng xạ, khai phá ra một nền khoa học có sức mạnh to lớn khi đem phục vụ lợi ích hòa bình nhân loại. Câu chuyện ngụ ngôn của La-phông-ten cũng cho chúng ta bài học thú vị khi chú rùa chậm chạp tha cái mai nặng trên lưng chạy đua. Cuối cùng đã thắng chú thỏ lười biếng. Việc bình thường đã vậy, cuộc đời bôn ba bốn biển năm châu hoạt động cứu nước của Bác cũng được viết lên trong bài thơ Đường:"Đi đường mới biết gian laoNúi cao rồi lại núi cao trập trùngNúi cao lên đến tận cùngThu vào tầm mắt muôn trùng nước non."Đó quả là một bài học thấm thía về lòng kiên trì sắt đá của người chiến sĩ cách mạng.