Bài 25. Tiêu hóa ở khoang miệng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyen Nhi

Chức năng của dạ dày

Lê Như Quỳnh
16 tháng 11 2016 lúc 23:17

Dạ dày (còn gọi là bao tử) là một bộ phận trong hệ tiêu hóa của động vật. Ở nhiều động vật, và ở người, nó thực hiện hai chức năng chính trong tiêu hoá là:

Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vịPhân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị
Lê Văn Đức
16 tháng 11 2016 lúc 21:07

Dạ dày có 2 chức năng tiêu hóa:

Chứa đựng thức ăn.

Tiếp tục tiêu hóa sơ bộ thức ăn.

Dạ dày được ví như chiếc túi lớn trong hệ tiêu hóa. Nó có thể co bóp linh hoạt. Lúc đói, cơ dạ dày co lại. Khi ta nuốt một viên thức ăn vào thì cơ giãn ra vừa đủ để chứa viên thức ăn đó. Dung lượng bình quân của dạ dày người trưởng thành khoảng 1.5 lít. Thành dạ dày do nhiều lớp cơ lớp, cơ vòng tạo thành. Bên trong có tế bào tuyến thể đặc biệt, có thể tiết dịch vị, có mạch máu, thần kinh. Đầu dưới dạ dày có cơ thắt môn vị, có thể thông với hành tá tràng.

Lúc đói, cơ dạ dày co lại. Khi ta nuốt một viên thức ăn vào thì cơ giãn ra vừa đủ để chứa viên thức ăn đó, vì vậy áp suất trong dạ dày không tăng lên, tạo điều kiện dễ dàng cho thức ăn tiếp tục đi vào dạ dày.

Thức ăn càng vào, cơ dạ dày càng giãn ra và khi cơ đã giãn ra hết mức thì áp suất trong dạ dày đột ngột tăng lên gây ra cảm giác no. Khi thức ăn ăn vào có thể kích thích dạ dày tiết vị. Niêm mạc dạ dày tiết dịch vị chứa enzym và axit chlohydric (có thể diệt vi khuẩn và tạo môi trường thích hợp nhất để enzym dạ dày phát huy tác dụng) và factor (là chất cần thiết giúp ruột non hấp thu vitamin B12). Ngoài ra, dạ dày còn tiết niêm dịch và hydrocarbonate, hình thành màn che phòng ngừa chính dạ dày bị dịch vị tiêu hóa.

Khi bị viêm dạ dày, trương lực cơ dạ dày tăng lên, sức chứa đựng của dạ dày giảm, bệnh nhân ăn mau no và chán ăn.

Đến cuối bữa ăn, thức ăn được chứa ở vùng thân một cách có thứ tự:

Thức ăn vào trước nằm ở xung quanh tiếp xúc với niêm mạc dạ dày.

Thức ăn vào sau nằm ở chính giữa.

Do cách sắp xếp như vậy, nên giai đoạn đầu sau khi ăn, trong dạ dày có 2 quá trình tiêu hóa thức ăn:

Thức ăn nằm xung quanh đã ngấm dịch vị và được dịch vị tiêu hóa.

Thức ăn ở giữa chưa ngấm dịch vị, pH còn trung tính nên amylase nước bọt còn tiếp tục phân giải tinh bột chín thêm một thời gian nữa cho đến khi phần thức ăn ở giữa cũng ngấm dịch vị thì amylase nước bọt mới ngừng hoạt động.

Bạn có thể vào : Chức năng tiêu hóa của dạ dày - Tin tức & Sự kiện để tham khảo , mk cũng vừa ở đó ra đấy

Phạm Thị Huệ
17 tháng 11 2016 lúc 21:31

Sau khi được nghiền nát một phần bằng động tác nhai và được phân hủy một phần nhỏ nhờ các men có trong nước bọt, thức ăn sẽ được đưa xuống qua một ống cơ trơn gọi là thực quản (nằm gần như song song và sau khí quản) và đến dạ dày. Dạ dày là nơi chứa, nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị. Dạ dày cũng hấp thu chất dinh dưỡng tuy nhiên chức năng này là không đáng kể. Sau khi thức ăn được nghiền nát, nhào trộn và thấm dịch vị, chúng sẽ được đưa xuống ruột non để thực hiện công đoạn tiêu hóa và hấp thu cũng như đào thải.

Độ pH rất thấp của dạ dày (từ 2 đến 2,5) không chỉ có tác dụng trong tiêu hóa mà còn có tác dụng trong phòng bệnh. Một số bệnh nhân mắc chứng teo niêm mạc dạ dày không đủ khả năng duy trì một độ pH thấp sẽ dễ mắc các chứng bệnh nhiễm trùng đường ruột vì chính độ pH thấp này là một rào cản hóa học khá hữu hiệu để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh theo thức ăn đi vào cơ thể. Tuy nhiên nếu độ pH này quá thấp sẽ có tác hại gây loét dạ dày tá tràng. Một loại xoắn khuẩn có tên là Helicobacter Pylori ,vi khuẩn này có vai trò cực kỳ quan trọng trong gây bệnh viêm loét cũng như ung thư dạ dày

Lưu Ngọc Bảo Chi
15 tháng 12 2016 lúc 18:37

Dạ dày có 2 chức năng tiêu hóa:

Chứa đựng thức ăn.

Tiếp tục tiêu hóa sơ bộ thức ăn.

Dạ dày được ví như chiếc túi lớn trong hệ tiêu hóa. Nó có thể co bóp linh hoạt. Lúc đói, cơ dạ dày co lại. Khi ta nuốt một viên thức ăn vào thì cơ giãn ra vừa đủ để chứa viên thức ăn đó. Dung lượng bình quân của dạ dày người trưởng thành khoảng 1.5 lít. Thành dạ dày do nhiều lớp cơ lớp, cơ vòng tạo thành. Bên trong có tế bào tuyến thể đặc biệt, có thể tiết dịch vị, có mạch máu, thần kinh. Đầu dưới dạ dày có cơ thắt môn vị, có thể thông với hành tá tràng.

Lúc đói, cơ dạ dày co lại. Khi ta nuốt một viên thức ăn vào thì cơ giãn ra vừa đủ để chứa viên thức ăn đó, vì vậy áp suất trong dạ dày không tăng lên, tạo điều kiện dễ dàng cho thức ăn tiếp tục đi vào dạ dày.

Thức ăn càng vào, cơ dạ dày càng giãn ra và khi cơ đã giãn ra hết mức thì áp suất trong dạ dày đột ngột tăng lên gây ra cảm giác no. Khi thức ăn ăn vào có thể kích thích dạ dày tiết vị. Niêm mạc dạ dày tiết dịch vị chứa enzym và axit chlohydric (có thể diệt vi khuẩn và tạo môi trường thích hợp nhất để enzym dạ dày phát huy tác dụng) và factor (là chất cần thiết giúp ruột non hấp thu vitamin B12). Ngoài ra, dạ dày còn tiết niêm dịch và hydrocarbonate, hình thành màn che phòng ngừa chính dạ dày bị dịch vị tiêu hóa.

Khi bị viêm dạ dày, trương lực cơ dạ dày tăng lên, sức chứa đựng của dạ dày giảm, bệnh nhân ăn mau no và chán ăn.

Đến cuối bữa ăn, thức ăn được chứa ở vùng thân một cách có thứ tự:

Thức ăn vào trước nằm ở xung quanh tiếp xúc với niêm mạc dạ dày.

Thức ăn vào sau nằm ở chính giữa.

Do cách sắp xếp như vậy, nên giai đoạn đầu sau khi ăn, trong dạ dày có 2 quá trình tiêu hóa thức ăn:

Thức ăn nằm xung quanh đã ngấm dịch vị và được dịch vị tiêu hóa.

Thức ăn ở giữa chưa ngấm dịch vị, pH còn trung tính nên amylase nước bọt còn tiếp tục phân giải tinh bột chín thêm một thời gian nữa cho đến khi phần thức ăn ở giữa cũng ngấm dịch vị thì amylase nước bọt mới ngừng hoạt động.

Qúa trình tiêu hóa thức ăn của dạ dầy

Thức ăn vào cơ thể phải qua biến đổi mới có thể được cơ thể sử dụng, quá trình này gọi là “tiêu hoá”. Tiêu hoá bắt đầu ngay khi thức ăn cho vào miệng trong quá trình nhai và nuốt. Đường tiêu hoá là một đường ống uốn lượng xuyên suốt chiều dài thân thể. Trong toàn bộ đường tiêu hoá, hoạt động tiêu hoá liên tục tiến hành, nhưng phương thức làm việc của các bộ phận không giống nhau. Từ miệng thức ăn đi qua họng để xuống thực quản. Thực quản không có tác dụng phân giải và hấp thu, tác dụng duy nhất của nó là nhờ làn sống nhu động chuyển thức ăn xuống dạ dày. Thức ăn được nhào đều với axit chlohydrit và enzym do niêm mạc dạ dày tiết ra, giúp phân giải protein. Dạ dày đóng vai trò tiêu hóa cơ năng thông qua nhu động trộn thức ăn. Khi thức ăn chuyển hóa thành dạng lỏng trong dạ dày, sẽ được đưa xuống tá tràng môn vị.

Dịch vị tiêu hóa do tuyến tụy tiết ra chảy vào ruột non, dịch tiêu hóa này chứa nhiều enzym tiêu hóa, tiếp tục thúc đẩy phân giải hydratcarbon, mỡ và protein.

Trong ruột non, thức ăn từ chất phân tử lớn phức tạp được phân giải, tiêu hóa thành chất phân tử nhỏ dễ hấp thu. Niêm mạc ruột non hút chất dinh dưỡng đưa vào máu và hệ bạch huyết.

Bã thức ăn cuối cùng được đưa xuống đại tràng, niêm mạc đại tràng hút phần lớn thành phần nước trong bã, biến bã chưa tiêu hóa và thượng bì niêm mạc ống tiêu hóa bong tróc thành phân được bài tiết ra ngoài qua trực tràng và hậu môn.

 

Dạ dày có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa nói chung và quá trình hấp thu dinh dưỡng nói riêng. Ngoài việc dự trữ thức ăn đưa vào để tiêu hóa dần, dạ dày còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa, hấp thu thức ăn ở ruột non

Các câu hỏi tương tự
Trương Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Gaming Aura
Xem chi tiết
Anh Cai Tù
Xem chi tiết
La Thị Thu Phượng
Xem chi tiết
nguyễn thị thúy
Xem chi tiết
Ngô Minh Đức
Xem chi tiết
Tranggg Nguyễn
Xem chi tiết
Bao Than Đen
Xem chi tiết
Minh Tuan Nguyen
Xem chi tiết