Ôn tập chương I : Tứ giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Quốc Bình

cho tam giác ABC vuống tại A . đường cao AH kẻ HK vuông AB , HI vuông AC

a) chứng minh tứ giác AIHK là hình chữ nhật

b) gọi D và M lần lượt là trung điểm của AB và BC , N là điểm đối xứng với M qua D . Chứng minh tứ giác AMBN là hình thoi

c) chứng minh IK vuông AM

d) tam giác ABC có điều kiện gì thì tứ giác AMBE là hình vuông

Soul Kenji
23 tháng 12 2017 lúc 19:33

a) Ta có góc A = 90⁰ (△ABC vuông tại A)

góc K = 90⁰ (HK ⊥ AB)

góc I = 90⁰ (HI ⊥ AC)

⇒ Tứ giác AIHK là hình chữ nhật (tứ giác có 3 góc vuông)

Soul Kenji
23 tháng 12 2017 lúc 19:41

b) Xét tứ giác AMBN có DB = DA (D là trung điểm AB) ; DN = DM (N đối xứng với M qua D) => AMBN là hình bình hành.

Xét tam giác ABC vuông tại A tại có BM = MC (M là trung điểm BC) => AM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền AB => AM = 1/2 BC = BM

Mà AMBN là hình bình hành (cmt)

=> AMBN là hình thoi (hình bình hành có 2 cạnh kề bằng nhau)

Hoang Thiên Minh - boy o...
23 tháng 12 2017 lúc 19:48

a)

Trong tứ giác AKHI , có :

A^ = 90O

K^ = 900 ( HK vuông góc với AB )

I^ = 900 ( HI vuông góc với AC )

=> AKHI là hcn ( DHNB)

b) Trong tứ giác AMBN , có :

DA = DB ( gt )

DN = DM ( N đ/x với M qua D )

=> AMBN là hbh ( DHNB )

Soul Kenji
23 tháng 12 2017 lúc 19:56

d) Ý bạn là AMBN?

AMBN là hình vuông ⇒ Góc AMB = 90° ⇒ AM ⊥ BC ⇒ AM là đường cao của △ABC vuông tại A

Mà AM lại là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC

⇒ △ABC vuông cân tại A


Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Hồ
Xem chi tiết
Nhan Mai
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyệt Tích Lương
Xem chi tiết
jfbdfcjvdshh
Xem chi tiết
TL P
Xem chi tiết
Đinh phương linh
Xem chi tiết
Thúy Lê thanh
Xem chi tiết
Toyama Kazuha
Xem chi tiết