Ôn tập Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thùy linh Lê

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH

a, Biết AB=6cm, AH=4cm. Tính BH,CH,AC

b, kẻ HD vuông góc với AB, HE vuông góc với AC

Chứng minh: AD.AB= AE.AC

c, Kẻ trung tuyến AM

Chứng minh AM vuông góc với DE

Akai Haruma
29 tháng 11 2020 lúc 18:11

Lời giải:

a)

Áp dụng định lý Pitago cho tam giác vuông $ABH$:

$BH=\sqrt{AB^2-AH^2}=\sqrt{6^2-4^2}=2\sqrt{5}$ (cm)

Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông đối với tam giác $ABC$ vuông có $AH$ là đường cao:

$AH^2=BH.CH\Rightarrow CH=\frac{AH^2}{BH}=\frac{4^2}{2\sqrt{5}}=\frac{8\sqrt{5}}{5}$ (cm)

Áp dụng định lý Pitago cho tam giác $AHC$ vuông:

$AC^2=AH^2+CH^2=4^2+(\frac{8\sqrt{5}}{5})^2=\frac{144}{5}$

$\Rightarrow AC=\frac{12}{\sqrt{5}}$ (cm)

b) Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông đối với tam giác $AHB$, đường cao $HD$ và tam giác $AHC$, đường cao $HE$:

$AD.AB=AH^2$

$AE.AC=AH^2$

$\Rightarrow AD.AB=AE.AC$ (đpcm)

c)

Gọi $K$ là giao điểm $AM$ và $DE$

Tam giác $ABC$ vuông có đường trung tuyến $AM$ ứng với cạnh huyền nên $AM=\frac{BC}{2}=BM$
$\Rightarrow \triangle MAB$ cân tại $M$

$\Rightarrow \widehat{KAD}=\widehat{MAB}=\widehat{MBA}=\widehat{HBA}(1)$

Mặt khác, dễ thấy $HDAE$ có 3 góc vuông nên $HDAE$ là hình chữ nhật. Do đó:

$\widehat{ADK}=\widehat{ADE}=\widehat{HAD}=\widehat{HAB}(2)$

$(1);(2)\Rightarrow \widehat{KAD}+\widehat{ADK}=\widehat{HBA}+\widehat{HAB}=90^0$

$\Rightarrow \widehat{DKA}=90^0$

$\Rightarrow AM\perp DE$ (đpcm)

Khách vãng lai đã xóa
Akai Haruma
29 tháng 11 2020 lúc 18:17

Hình vẽ:

Ôn tập Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Vyyyyyyy
Xem chi tiết
Lê Anh Phương Huyền
Xem chi tiết
DINH HUY TRAN
Xem chi tiết
Linh
Xem chi tiết
nguyenducnguyen
Xem chi tiết
Lê Hương Giang
Xem chi tiết
Quỳnh My
Xem chi tiết
Nguyễn Phú Hữu Thịnh
Xem chi tiết
baiop
Xem chi tiết
Triết Phan
Xem chi tiết