Chương I - Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Nguyến

Cho tam giác ABC vuông tại A, cho AB=6cm BC=10cm

a) Giải tam giác ABC

b) kẻ đường cao AH, tính độ dài AH

c) kẻ đường cao HE, (E thuốc AC) tính EC

Nguyễn Lê Phước Thịnh
17 tháng 10 2020 lúc 9:40

a) Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được:

\(BC^2=AB^2+AC^2\)

\(\Leftrightarrow AC^2=BC^2-AB^2=10^2-6^2=64\)

\(\Leftrightarrow AC=\sqrt{64}=8cm\)

Xét ΔABC vuông tại A có

\(\sin\widehat{B}=\frac{AC}{BC}=\frac{8}{10}=\frac{4}{5}\)

\(\Rightarrow\widehat{B}\simeq53^07'\)

Ta có: ΔABC vuông tại A(gt)

\(\Rightarrow\widehat{B}+\widehat{C}=90^0\)(hai góc nhọn phụ nhau)

\(\Rightarrow\widehat{C}=90^0-\widehat{B}=90^0-53^07'\)

hay \(\widehat{C}=36^053'\)

Vậy: AC=8cm; \(\widehat{B}\simeq53^07'\); \(\widehat{C}=36^053'\)

b) Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔABC vuông tại A có AH là đường cao ứng với cạnh huyền BC(gt), ta được:

\(AH\cdot BC=AB\cdot AC\)

\(\Leftrightarrow AH\cdot10=6\cdot8=48\)

\(\Leftrightarrow AH=\frac{48}{10}=4.8cm\)

Vậy: AH=4.8cm

c) Áp dụng định lí Pytago vào ΔAHC vuông tại H, ta được:

\(AH^2+HC^2=AC^2\)

\(\Leftrightarrow HC^2=AC^2-AH^2=8^2-4.8^2=40.96\)

\(\Leftrightarrow HC=\sqrt{40.96}=6.4cm\)

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔAHC vuông tại H có HE là đường cao ứng với cạnh huyền AC, ta được:

\(AH\cdot HC=HE\cdot AC\)

\(\Leftrightarrow HE\cdot8=4.8\cdot6.4=30.72\)

\(\Leftrightarrow HE=\frac{30.72}{8}=3.84cm\)

Vậy: HE=3.84cm

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
nngoc
Xem chi tiết
Tạ Diệu Dương
Xem chi tiết
Anh Nguyen
Xem chi tiết
phạm kim liên
Xem chi tiết
Hoàng Phạm Kim Phụng
Xem chi tiết
Kim Anh
Xem chi tiết
Lưu Thị Thu Hậu
Xem chi tiết
thùy linh
Xem chi tiết
Pose Black
Xem chi tiết