Hình học lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nam Đỗ

cho tam giác ABC vuông tại A ( AB < AC ) có trung tuyến AM . Kẻ MN \(\perp\)AB và MP\(\perp\) AC (N \(\in\) AB ; P \(\in\)AC)

Tứ giác ANMP là hình gì

CM : NA = NB ; PA = PC và tứ giác BMPN là hình bình hành

Gọi E la trung điểm BM ; F là giao điểm của AM và PN . CM :

+Tứ giác ABEF la hình thang cân

+Tứ giác MENF la hình thoi

Kẻ đường cao AH của tam giác ABC , MK // AH ( K \(\in\) AC ) . CM: BK \(\perp\)HN.

Phương An
1 tháng 2 2017 lúc 13:10

A B C N P M K E F H I

Gọi giao điểm của BK và NH là I

+)

MNA = NAP = APM = 900 (gt)

=> ANMP là hcn

+)

M là trung điểm của BC (gt)

MN // AC (MN _I_ AB và AC _I_ AB)

=> N là trung điểm của AB

=> NA = NB

+)

M là trung điểm của BC (gt)

MP // AB (MP _I_ AC và AB _I_ AC)

=> P là trung điểm của AC

=> PA = PC

+)

AN = MP (ANMP là hcn)

AN = NB (chứng minh trên)

=> MP = NB

mà MP // NB (chứng minh trên)

=> BMPN là hbh

+)

E là trung điểm của BM (gt)

F là trung điểm của AM (ANMP là hcn)

=> EF là đường trung bình của tam giác ABM

=> EF // AB

=> ABEF là hình thang

BM = PN (BMPN là hbh)

AM = PN (ANMP là hcn)

=> BM = AM

BE = EM = BM : 2 (E là trung điểm của BM)

AF = FM = AM : 2 (F là trung điểm của AM)

mà BM = AM (chứng minh trên)

=> BE = EM = AF = FM

=> ABEF là hình thang cân

+)

F là trung điểm của NP (ANMP là hcn)

=> NF = NP : 2

EM = BM : 2 (E là trung điểm của BM)

mà NP = BM (BMPN là hbh)

=> NF = ME

mà NF // ME (BMPN là hbh)

=> MENF là hbh

mà EM = MF (chứng minh trên)

=> MENF là hình thoi

+)

AH _I_ BC (gt)

AH // KM

=> KM _I_ BC tại M là trung điểm của BC

=> KM là đường trung trực của BC

=> KB = KC

=> Tam giác KBC cân tại K

=> KBC = KCB

Tam giác HAB vuông tại có HN là đường trung tuyến (N là trung điểm của BC)

=> HN = AB : 2

mà BN = AB : 2 (N là trung điểm của BC)

=> HN = BN

=> Tam giác NBH cân tại N

=> NBH = NBH

Tam giác ABC vuông tại A có:

ABC + ACB = 900

Tam giác IBH có:

BIH + IBH + IHB = 1800

BIH + ACB + ABC = 1800

BIH + 900 = 1800

BIH = 1800 - 900

BIH = 900

=> NH _I_ KM tại I

Dennis
1 tháng 2 2017 lúc 13:32

bạn tự vẽ hình nhé!

Tứ giác ANMP có :

góc A = góc N = góc P = 90 độ

=> ANMP là hình chữ nhật

Dennis
1 tháng 2 2017 lúc 13:46

Xét tam giác ABC có :

MB = MC ( M là trung điểm BC)

MP // AB ( cùng \(\perp\) AC)

=> N là trung điểm AB hay NA = NB

Tương tự có:

MB = MC

MP // AB

=> P là trung điểm AC hay PA = PC

Xét tứ giác BMPN có:

AN = PM ( ANMP là hình chữ nhật)

AN // PM ( AB // MP)

=> BMPN là hình bình hành

Dennis
1 tháng 2 2017 lúc 14:35

Có E là trung điểm của BM

F là trung điểm của AM ( ANMP là hình chữ nhật)

=> EF là đường trung bình của tam giác ABM

=> EF // AB (1)

Tam giác vuông ABC có AM là trung tuyến nên AM = BM = \(\frac{1}{2}\) BC

AF = FM = \(\frac{1}{2}\)AM

BE = EM = \(\frac{1}{2}\)BM

mà AM = BM ( cmt)

=> AF = FM = BE = EM (2)

Tứ (1) và (2) suy ra :

ABEF là hình thang cân

okok

Dennis
1 tháng 2 2017 lúc 14:44

Có NF = \(\frac{1}{2}\) NP ; EM = \(\frac{1}{2}\) BM

mà NP = BM và NP // BM ( cạnh đối hình bình hành BMPN)

=> NF = EM , NF //EM

=> MENF là hình bình hành có EM = FM ( chứng minh ở chỗ hình thang cân)

=> MENF là hình thoi.


Các câu hỏi tương tự
Đạt Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Quốc Hưng
Xem chi tiết
Nguyễn Võ Nhiệt My
Xem chi tiết
Khánh Linh Đỗ
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Huyền
Xem chi tiết
Bùi Lan Hương
Xem chi tiết
Bùi Lan Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Võ Văn Hùng
Xem chi tiết