Trên các cạnh của \(\Delta\)ABC, ta vẽ ở phía ngoài của nó các hình vuông BCDE, ACFG, ABKH rồi vẽ tiếp các hình bình hành BEQK, CDPF. Chứng minh \(\Delta\)APQ vuông cân
Cho tam giác ABC. Về phía ngoài tam giác vẽ các tam giác đều ICA và ZAB. Cũng về phía ngoài tam giác vẽ tam giác XBC cân tại X và góc BXC = 120o .
CMR: XA vuông góc với YZ
cho tam giác ABC, AB<BC. Vẽ về phía ngoài tam giác các hình vuông ABDG và ACFE. M là trung điểm DF. Tính các góc của tam giác MBC
bài 1: Cho tam giác ABC gọi D là điểm nằm giữa B và C, qua D vẽ DE // BC và DF // AC
a/ chứng minh tứ giác AEDF là hình bình hành.
b/ Khi nào thì hình bình hành AEDF là hình thoi, hình vuông.
bài 2: cho tam giác ABC cân tại A, trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm AC, K đối xứng với M qua I.
a/ chứng minh AMCK là hình chữ nhật.
b/ điều kiện của tam giác ABC để AMCK là hình vuông.
bài 3: Cho hình thoi ABCD, O là giao điểm hai đường chéo. Qua B vẽ đường thẳng song song với AC, qua C vẽ đường thẳng song song với BD, hai đường thẳng đó cắt nhau tại K.
a/ chứng kinh OBKC là hình vuông.
b/ chứng minh AB = OK.
c/ điều kiện của tứ giác ABCD để OBKC là hình vuông.
```````````` Giúp mk phần b bài 1 và bài 2, phần c bài 3 `````````````````
Bài 1) Cho tam giác ABC, vẽ hai trung tuyến BM và CN. Trên tia đối của tia MB và NC lần lượt lấy 2 điểm D và E sao cho MD=MB và NC=NE
a) Chứng minh: ABCD là hình bình hành
b) Chứng minh: A là trung điểm của ED
c) Tam giác ABC phải thõa mãn điều kiện gì để BCDE là hình thang cân
Cho tam giác nhọn ABC (AB≠AC) và O là giao điểm các đường trung trực của tam giác. Vẽ ra phía ngoài của tam giác hai hình vuông ABDE và ACGH. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của EH và BC.
a) Chứng minh AM vuông góc với BC.
b) Trường hợp OH = OE:
. Tứ giác AMON là hình gì ? Vì sao ?
. Tính góc BAC.
cho tam giác vuông ABC (AB<AC). Mlà trung điểm cạng BC. vẽ MD vuông góc AB tại D, ME vuông góc AC tại E
a) chứng minh tứ giác ADME là hình chữ nhật
b) chứng minh tứ giác CMDE là hình bình hành
c) vẽ AH vuông góc với BC tại H. Tứ giác MHDE là hình gì
giải dùm mình câu b và c
Bài 5: Cho tam giác ABC nhọn( AB<AC). Các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Gọi M là trung điểm của BC. Gọi K là điểm đối xứng với H qua M.
a) Chứng minh tứ giác BHCK là hình bình hành.
b) Chứng minh BK vuông góc với AB.
c) Gọi I là điểm đối xứng với H qua BC. Chứng minh tứ giác BIKC là hình thang cân.
d) BK cắt HI tại G. Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác HGKC là hình thang cân.
Bài 2: Cho tam giác ABC vuông tại A (AB<AC). Gọi M là trung điểm BC. Gọi D, E lần lượt là hình chiếu của M trên AB, AC.
a) Chứng minh DE = AM.
b) Chứng minh tứ giác BDEM là hình bình hành.
c) Gọi O là giao điểm của BE và DM. Gọi I là trung điểm EC. Chứng minh tứ giac AOMI là hình thang cân.
d) Vẽ đường cao AH của tam giác ABC. Tính số đo góc DHE.