cho tam giác ABC nhọn.AH vuông góc BC. M,N,P lần lượt là trung điểm của AB,AC,BC. MN cắt AH ở I. a) chứng minh rằng I là trung điểm AH. b) lấy Q đối xứng với P qua N. Chứng minh tứ giác ABPQ là hình bình hành. c)tứ giác MHPN là hình gì ? d)gọi K là trung điểm của MN. O là giao điểm của CK và QP. F là giao điểm của MN và QC. chứng minh B,O,F thẳng hàng
a) Xét ΔABC có
M là trung điểm của AB(gt)
N là trung điểm của AC(gt)
Do đó: MN là đường trung bình của ΔABC(Định nghĩa đường trung bình của tam giác)
⇒MN//BC và \(MN=\frac{BC}{2}\)(Định lí 2 về đường trung bình của tam giác)
hay MI//BH
Xét ΔABH có
B là trung điểm của AB(gt)
MI//BH(cmt)
Do đó: I là trung điểm của AH(Định lí 1 về đường trung bình của tam giác)
b)
Ta có: Q đối xứng với P qua N(gt)
nên N là trung điểm của QP
Xét ΔACB có
P là trung điểm của BC(gt)
N là trung điểm của AC(gt)
Do đó: PN là đường trung bình của ΔACB(Định nghĩa đường trung bình của tam giác)
⇒PN//AB và \(PN=\frac{AB}{2}\)(Định lí 2 về đường trung bình của tam giác)
mà Q∈PN và \(PN=\frac{PQ}{2}\)(N là trung điểm của PQ)
nên PQ//AB và PQ=AB
Xét tứ giác ABPQ có PQ//AB(cmt) và PQ=AB(cmt)
nên ABPQ là hình bình hành(Dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
c) Xét ΔABC có
M là trung điểm của AB(gt)
P là trung điểm của BC(gt)
Do đó: MP là đường trung bình của ΔABC(Định nghĩa đường trung bình của tam giác)
⇒MP//AC và \(MP=\frac{AC}{2}\)(Định lí 2 về đường trung bình của tam giác)(1)
Ta có: ΔAHC vuông tại H(AH⊥BC)
mà HN là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền AC(N là trung điểm của AC)
nên \(HN=\frac{AC}{2}\)(Định lí 1 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)(2)
Từ (1) và (2) suy ra MP=NH
Xét tứ giác HPNM có HP//MN(MN//BC, H∈BC, P∈BC)
nên HPNM là hình thang có hai đáy là HP và MN(Định nghĩa hình thang)
Hình thang HPNM(HP//MN) có MP=NH(cmt)
nên HPNM là hình thang cân(Dấu hiệu nhận biết hình thang cân)