a) Ta có: BD là tia phân giác của \(\widehat{CBA}\)(gt)
nên \(\widehat{CBD}=\widehat{ABD}=\dfrac{120^0}{2}=60^0\)
Từ A kẻ đường thẳng song song với BD cắt BC tại E
Ta có: BD//AE(gt)
nên \(\widehat{CBD}=\widehat{BEA}\)(hai góc đồng vị) và \(\widehat{ABD}=\widehat{BAE}\)(hai góc so le trong)
mà \(\widehat{CBD}=\widehat{ABD}=60^0\)(cmt)
nên \(\widehat{BEA}=\widehat{BAE}=60^0\)
Xét ΔBEA có \(\widehat{BEA}=\widehat{BAE}=60^0\)(cmt)
nên ΔBEA đều(Dấu hiệu nhận biết tam giác đều)
\(\Leftrightarrow BA=BE=EA=6\left(cm\right)\)
\(\Leftrightarrow CE=CB+BE=12+6=18\left(cm\right)\)
Xét ΔCEA có BD//AE(gt)
nên \(\dfrac{BD}{AE}=\dfrac{CB}{CE}\)(Hệ quả của Định lí Ta lét)
\(\Leftrightarrow\dfrac{BD}{6}=\dfrac{12}{18}=\dfrac{2}{3}\)
hay BD=4(cm)
b) Ta có: M là trung điểm của BC(gt)
nên \(MB=MC=\dfrac{BC}{2}=\dfrac{12}{2}=6\left(cm\right)\)
Xét ΔBAM có BA=BM(=6cm)
nên ΔBAM cân tại B(Định nghĩa tam giác cân)
mà BD là đường phân giác ứng với cạnh AM(gt)
nên BD là đường cao ứng với cạnh AM(Định lí tam giác cân)
hay BD⊥AM(đpcm)